Thất tịch năm 2024 là ngày mấy dương lịch?
Thất tịch là một ngày lễ của người Phương Đông (Châu Á) và phổ biến nhất ở các nước Đông Á, Đông Nam Á.
Theo tiếng Hán, ngày lễ này có tên là 七夕, tại Hàn Quốc gọi là lễ Chilseok (칠석), người Phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á. Nhật Bản cũng có lễ Thất Tịch, gọi là lễ Tanabata (七夕) nhưng được tổ chức vào ngày 7 tháng 7 dương lịch.
Ngày lễ này gắn liền với tích Ngưu Lang Chức Nữ, còn ở Việt Nam hay gọi là tích ông Ngâu, bà Ngâu. Truyện kể rằng sau một năm xa cách cứ đến ngày 7 tháng 7 hằng năm Ngưu Lang, Chức Nữ mới được gặp nhau bên cầu Ô Thước, truyện có nhiều dị bản.
Ở Việt Nam, Thất Tịch được xem là một ngày lễ cầu duyên. Cứ đến ngày 7 tháng 7 Âm lịch hàng năm, những nam thanh, nữ tú, những đôi trai gái yêu nhau sẽ kéo nhau đến chùa làm lễ.
Do đó, Thất tịch năm 2024 sẽ rơi vào ngày 10/8 Dương lịch
Nguồn gốc tào lưu ăn chè đậu đỏ ngày 7/7 âm
Có thể nói, trào lưu lễ Thất tịch ăn chè đậu đỏ có nguồn gốc từ các nền văn hóa Á Đông, đặc biệt là Trung Quốc

Ăn chè đậu đỏ trong ngày 7/7 âm bắt nguồn từ đâu?
Một sự kiện quan trọng trong việc phổ biến trào lưu này bắt đầu từ năm 2001, khi Chu Diệu Đình - Chủ tịch tập đoàn Hồng Đậu đã quyết định tổ chức sự kiện đặc biệt vào ngày lễ Thất Tịch với tên gọi "Thất Tịch - Hồng Đậu Tương Tư Tiết", sau này đổi thành "Hồng Đậu Thất Tịch Tiết".
Ban đầu, "hồng đậu" chỉ là một loại hạt cứng được dùng làm trang sức, không thích hợp để ăn. Tuy nhiên, khi đọc theo nghĩa âm "hóngdòu" giống với đậu đỏ.
Do đó, đậu đỏ đã trở thành lựa chọn ăn mừng trong ngày lễ này, với hi vọng mang lại những điều tốt lành trong tình yêu đôi lứa. Tuy nhiên, thời điểm này, thực hành ăn đậu đỏ trong ngày lễ này chưa được phổ biến rộng rãi ở các quốc gia khác.
Sự lan truyền của trào lưu này tiếp tục được đẩy mạnh vào năm 2019 bởi Qing An - một nhân vật nổi tiếng tại Trung Quốc - đã đăng tải một status trên Facebook kêu gọi bạn bè ăn đậu đỏ trong ngày Thất Tịch để cầu duyên.
Ban đầu, status này chỉ mang tính vui đùa, nhưng sau đó lại nhận được sự phản hồi tích cực từ cộng đồng mạng và lan rộng sang các quốc gia khác, trong đó có Việt Nam.
Từ đó đến nay, trào lưu ăn chè đậu đỏ trong ngày này đã trở thành một truyền thống được giới trẻ nhiệt tình tham gia mỗi khi đến ngày này.
Ý nghĩa việc ăn chè đậu đỏ ngày 7/7 âm
Theo quan niệm của nhiều nước, đậu đỏ vốn được xem là một vật mang lại nhiều may mắn. Thêm vào đó, loại đậu này có màu đỏ, là màu tượng trưng cho sự tốt lành, vui vẻ, may mắn và hạnh phúc trong văn hóa Á Đông.
Do đó, món chè đậu đỏ với màu sắc tươi sáng này, đã trở thành biểu tượng của sự đón nhận những điều tốt lành và mong muốn tạo ra những trải nghiệm hạnh phúc.
Ngoài ra, theo truyền thuyết, việc ăn chè đậu đỏ vào ngày lễ Thất Tịch có tác động tích cực đến vận trình tình duyên và mối quan hệ của mỗi người.
Đối với những người độc thân, việc này được coi là một cách để thể hiện mong muốn tìm thấy "ý trung nhân", người yêu đích thực. Song song đó, đối với những người đã có người yêu, việc ăn chè đậu đỏ thể hiện sự ước mong về một tương lai hạnh phúc, bền vững và không bao giờ chia lìa.
Không những vậy, đậu đỏ cũng có ý nghĩa của sự phục hồi, tái sinh. Việc ăn món này trong ngày 7/7 âm lịch còn thể hiện mong muốn cho một tương lai tốt đẹp, vượt qua khó khăn và mang lại niềm tin vào những điều tốt lành.
Chính vì những ý nghĩa này, hàng năm vào ngày 7/7 Âm lịch, nhiều bạn trẻ đã đua nhau ăn món chè này, không kể là độc thân hay đã có người yêu. Giới trẻ tin rằng việc này sẽ làm cho con đường tình duyên của mình trở nên viên mãn hơn, mang đến sự hạnh phúc và tình yêu trọn vẹn.