| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp: Tái đàn heo khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương

Chủ Nhật 20/10/2019 , 20:00 (GMT+7)

Sở NN-PTNT Đồng Tháp vừa đưa ra những hướng dẫn về điều kiện tái đàn heo sau bệnh dịch tả heo châu Phi.

Người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương.

Theo đó, người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có đủ các điều kiện: Có quyết định công bố hết dịch của cơ quan có thẩm quyền và đảm bảo các điều kiện chuẩn bị khi tái đàn. Trước khi chuẩn bị tái đàn cần xây dựng, sửa chữa, nâng cấp chuồng trại đảm bảo các điều kiện an toàn sinh học như: Nền chuồng cao ráo, bằng phẳng, không bị ngập nước trong thời điểm có nước lũ về. Vách chuồng làm bằng các loại vật liệu chắc chắn, trơn, láng, an toàn cho gia súc và dễ vệ sinh, tiêu độc khử trùng. Mái chuồng được thiết kế cao ráo, thoáng mát, tránh được mưa tạt, gió lùa và dễ dàng vệ sinh.

Có hố tiêu độc, khử trùng ở lối ra, vào. Có khu vực cách ly để vệ sinh, tiêu độc khử trùng con người và phương tiện trước khi ra, vào trại. Có hầm/túi ủ biogas đủ đáp ứng đủ yêu cầu xử lý chất thải. Xung quanh có đủ đất dự phòng trong trường hợp buộc phải tiêu hủy gia súc khi có dịch bệnh xảy ra. Phải để trống chuồng và thực hiện nghiêm ngặt việc vệ sinh tiêu độc khử trùng chuồng trại liên tục ít nhất trong 30 ngày trước khi thả nuôi. Đăng ký với chính quyền địa phương trước khi tái đàn.

Người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có sự đồng ý của chính quyền địa phương và của cơ quan tài nguyên và môi trường đối với các trường hợp phải đăng ký với cơ quan tài nguyên và môi trường theo quy định.

Người chăn nuôi chỉ được phép tái đàn khi có đủ các điều kiện của ngành nông nghiệp đưa ra.

Chỉ mua con giống rõ nguồn gốc ở các cơ sở có uy tín, có giấy chứng nhận kiểm dịch và kết quả xét nghiệm âm tính với bệnh dịch tả heo châu Phi đối với các trường hợp mua con giống ngoài tỉnh. Bố trí nuôi cách ly ít nhất 2 tuần trước khi nhập đàn (đối với các trại hiện đang còn heo trong trại). Chỉ sử dụng nước máy hoặc nước sông đã được xử lý bằng hóa chất khử trùng nước (chlorine hoặc benkocid) để cho gia súc ăn, uống, tắm rửa và vệ sinh chuồng trại.

Thực hiện vệ sinh, tiêu độc khử trùng định kỳ ít nhất 2 lần/tuần để tiêu diệt và hạn chế mầm bệnh xuất hiện, tồn tại trong môi trường...

Xem thêm
Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất