| Hotline: 0983.970.780

Đồng Tháp chọn cá tra là ngành hàng chủ lực

Thứ Ba 20/09/2022 , 10:00 (GMT+7)

Cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Đồng Tháp, với thế mạnh nuôi cá thương phẩm phục vụ xuất khẩu.

u

Empty

Cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh đến năm 2030, thời gian qua, ngành nông nghiệp Đồng Tháp đã tổ chức lại sản xuất các ngành hàng chủ lực theo hướng áp dụng đồng bộ các giải pháp giúp kéo giảm giá thành, phát triển chuỗi liên kết tiêu thụ, ứng dụng công nghệ thông minh vào sản xuất. Trong đó, cá tra là một trong 5 ngành hàng chủ lực trong Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.

Với thế mạnh nổi trội trong việc nuôi cá tra thương phẩm, nhiều năm qua, ngành thủy sản liên tục phát triển với tốc độ tăng trưởng theo chiều hướng tích cực, đóng vai trò quan trọng vào tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ông Lê Thành Đông, có 1ha mặt nước nuôi cá tra ứng dụng công nghệ cao ở huyện Châu Thành - Đồng Tháp cho biết: Cá tra nuôi từ 7-9 tháng đạt sản lượng từ 380 - 400 tấn/ha, giá bán 28.000 - 29.000 đồng/kg, trọng lượng trung bình đạt 1 con/kg.

Trong quá trình nuôi ông Đông sử dụng hệ thống máy cho cá ăn tự động và áp dụng đúng quy trình nuôi nên giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR), giúp cá tăng trưởng nhanh và đều hơn, thích hợp trong nuôi cá tra giai đoạn giống và giai đoạn đầu của nuôi thâm canh, cá phát triển tốt.

Mô hình từng bước giúp hộ nuôi thực hiện theo hướng an toàn vệ sinh thực phẩm, hạn chế sử dụng thuốc, hóa chất, kiểm soát ở giới hạn cho phép... nhằm đảm bảo sức khỏe cho người nuôi và môi trường xung quanh.

Empty

Chến biến xuất khẩu cá tra tại tỉnh Đồng Tháp. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Hoàng Vũ, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp và nước sạch nông thôn Đồng Tháp cho biết: Trên cơ sở đẩy mạnh ứng dụng công nghệ vào sản xuất và nuôi trồng thủy sản, Đồng Tháp đã triển khai thực hiện Đề án liên kết sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2018 - 2025.

Trong đó, tỉnh Đồng Tháp có 4 vùng sản xuất giống cá tra tập trung với tổng diện tích 400ha tại thị xã Hồng Ngự, các huyện: Hồng Ngự, Cao Lãnh và Châu Thành. Mục tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2025 sẽ hoàn thiện chuỗi sản xuất giống cá tra 3 cấp chất lượng cao tại địa phương với hoạt động ổn định, bền vững. Cung cấp 100% con cá tra giống chất lượng cao toàn tỉnh với nhu cầu là 1,5 tỷ con cá tra giống.

Ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Để thực hiện mục tiêu trên, chiến lược của Đồng Tháp cũng đề ra giải pháp như cần áp dụng công nghệ cao để tập trung sản xuất thành công các loại giống thủy sản sạch bệnh, thực hiện và kiểm soát chặt chẽ việc đánh giá tác động môi trường trong các vùng nuôi.

Đặc biệt, các dự án phát triển nuôi trồng, chế biến thủy sản, đồng thời còn lồng ghép các vấn đề môi trường trong quá trình hoạch định kế hoạch phát triển thủy sản theo từng lĩnh vực ngành. Đẩy mạnh áp dụng các công nghệ mới, tiên tiến, thân thiện với môi trường để giảm thiểu và xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất cho ngành thủy sản, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, sản xuất quy mô công nghiệp.

Theo ông Huỳnh Tất Đạt, nuôi trồng thủy sản công nghệ cao, sản xuất quy mô công nghiệp sẽ đảm bảo điều kiện sản xuất giống và kiểm soát được chất lượng con giống. Tính từ năm 2011 đến nay, ngành thủy sản Đồng Tháp đã tiếp nhận và chuyển giao trên 110.000 con cá tra bố mẹ cải thiện di truyền cho các cơ sở sản xuất, ước sản lượng cá bột cung ứng cho thị trường trên 35 triệu con.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Xử lý hành chính hộ dân không chấp hành tiêm vacxin đàn vật nuôi

CẦN THƠ Sở Nông nghiệp và Môi trường TP. Cần Thơ đề nghị, sau khi vận động, người dân không chấp hành tiêm vacxin cho vật nuôi, cần xử lý hành chính để răn đe.

Hàn Quốc bàn giao dự án cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSH

THÁI BÌNH Dự án 'Cải tiến chuỗi giá trị lúa gạo vùng ĐBSH' được phía Hàn Quốc bàn giao cho Việt Nam sau 5 năm triển khai thành công tại huyện Đông Hưng, Thái Bình.

Vùng rốn phèn thành 'vương quốc khóm'

TIỀN GIANG Đến Tân Phước hôm nay, ấn tượng nhất là những cánh đồng khóm bạt ngàn, hút tầm mắt, nhiều nhất là các xã Hưng Thạnh, Tân Hòa Đông, Thạnh Mỹ, Thạnh Tân, Mỹ Phước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Quảng Bình nhân rộng sản xuất giống sắn HN1 kháng bệnh khảm

Từ các mô hình trồng thử nghiệm thành công, Quảng Bình đang triển khai nhân rộng ra sản xuất giống sắn mới HN1 kháng bệnh khảm lá, năng suất cao.

37 khu vực phía Nam nhận cảnh báo đỏ về cháy rừng

Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm cảnh báo rừng tại Nam Bộ, Tây Nguyên đang ở cấp V - mức cảnh báo đỏ, yêu cầu siết chặt phòng cháy trong cao điểm nắng nóng.