| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Hiệu suất cao trong ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa

Thứ Năm 17/11/2022 , 19:59 (GMT+7)

ĐBSCL Ngày 17/11, kết quả 3 năm thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”, lúa cấy mở rộng 1.000-3.000 ha.

Nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa trên đồng ruộng. Ảnh: Hữu Đức.

Nông dân ở một số tỉnh ĐBSCL ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa trên đồng ruộng. Ảnh: Hữu Đức.

ĐBSCL hiện có nhiều HTX nông nghiệp, Tổ hợp tác sản xuất lúa đầu tư, hình thành nhiều đội, nhóm chuyên làm dịch vụ mạ khay, máy cấy trên đồng. Từ thực tế hiệu quả sản xuất trên đồng, nông dân nhiều địa phương xác nhận có thể mở rộng diện tích lúa ứng dụng máy cấy vào sản xuất.

Trong 3 năm qua (2020-2022), dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh ĐBSCL”, do Trung tâm Khuyến nông quốc gia phối hợp Viện Lúa ĐBSCL triển khai thực hiện tại 3 tỉnh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Hậu Giang. Tổng quy mô diện tích sản xuất lúa đưa vào xây dựng mô hình 660 ha. Kết quả tại mỗi điểm mô hình sẽ mở rộng thêm dịện tích sản xuất lúa dùng máy cấy tăng lên khoảng 15 ha/điểm/năm.

Dự án đã xây dựng mô hình tạo sức lan tỏa, mở rộng trên 1.000 ha sản xuất lúa dùng máy cấy và khả năng mở rộng trên 3.000 ha khi cấy lúa 2-3 vụ lúa/năm. Ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa (mạ khay, máy cấy) nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất (giống, công lao động), nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa.

Hiện nay trong sản xuất lúa ở ĐBSCL, đa số nông dân còn dùng phương pháp sạ lan khoảng 80%. Tuy nhiên trước biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn đang diễn ra phức tạp và tác động không nhỏ đến tình hình canh tác lúa, nhất là thời điểm mùa vụ, năng suất, chi phí sản xuất. Do đó việc đưa máy cấy vào sản xuất lúa đang là nhu cầu cần thiết trong canh tác lúa ở ĐBSCL, góp phần thực hiện đề án đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp, tạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Xem thêm
Nuôi thỏ lai, thu lợi nhanh

AN GIANG Nuôi thỏ đang trở thành hướng đi triển vọng cho nông dân ở An Giang, nhờ chi phí thấp, dễ chăm sóc, đầu ra ổn định, đã giúp nhiều hộ tăng thu nhập rõ rệt.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Giá trị xuất khẩu sản phẩm gỗ của Bắc Kạn có thể giảm 10 triệu USD

Bắc Kạn Một số đơn hàng của doanh nghiệp chế biến gỗ tại tỉnh Bắc Kạn xuất khẩu sang Hoa Kỳ bị hủy, tạm dừng, có đơn vị bị hủy tất cả đơn hàng đã ký.