| Hotline: 0983.970.780

Đà Nẵng chuẩn bị các kịch bản ứng phó thiên tai quy mô lớn

Thứ Tư 23/04/2025 , 20:58 (GMT+7)

Trong bối cảnh sáp nhập tỉnh, Đà Nẵng đặt ra yêu cầu chuẩn bị các kịch bản ứng phó với thiên tai trên quy mô lớn.

Ngày 23/4, Đà Nẵng tổ chức hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Dự báo kịp thời, giảm thiểu thiệt hại

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường Đà Nẵng Nguyễn Hồng An cho biết, sau 5 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, địa phương đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong công tác phòng chống thiên tai. Trước hết, thành phố đã chú trọng công tác quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng ngừa và ứng phó thiên tai. Trên cơ sở đó, nhiều phương án, đề án, kế hoạch cụ thể đã được ban hành và triển khai đồng bộ tại các địa phương.

Thành phố đã đầu tư nâng cao năng lực cảnh báo, dự báo, theo dõi, giám sát thiên tai, trong đó có lắp đặt 31 trạm đo mưa, 79 trạm đo mực nước, tháp cảnh báo lũ, ngập lụt tự động và xây dựng, đưa vào hoạt động Trung tâm Giám sát, điều hành thông minh thành phố (IOC) để phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó với thiên tai...

Song song với đó, thành phố đã và đang triển khai toàn diện các giải pháp thoát nước, phòng chống ngập úng đô thị; xây dựng nhà ở an toàn, công trình phòng tránh thiên tai cho nhân dân vùng có nguy cơ rủi ro thiên tai cao; nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai, trong đó có thành lập, kiện toàn 3 đội cứu hộ - cứu nạn của thành phố, hiệp đồng với 33 đơn vị của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Quân khu 5, thành lập và kiện toàn 75 đội cứu hộ, cứu nạn kiêm nhiệm của các cơ quan, địa phương, đơn vị...

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh: Lan Anh.

Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Ảnh: Lan Anh.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồng An, trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp, công tác phòng chống thiên tai cần tiếp tục được nâng cao, nhất là đầu tư vào hệ thống dự báo hiện đại, chính xác. “Một dự báo kịp thời sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại, giúp người dân chủ động ứng phó hiệu quả hơn”, ông Nguyễn Hồng An nhấn mạnh.

Ba trọng tâm phòng chống thiên tai

Đánh giá về công tác ứng phó thiên tai của địa phương, ông Trần Chí Cường, Phó Chủ tịch UBND thành phố, kiêm Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự thành phố Đà Nẵng cho biết, dù đã đạt nhiều kết quả tích cực song công tác ứng phó thiên tai của thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là trong điều kiện đô thị hóa nhanh, hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ và tình trạng ngập úng cục bộ còn xảy ra tại nhiều nơi.

Thời gian gần đây, tại Đà Nẵng thường xuyên diễn ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng. Ảnh: Lan Anh.

Thời gian gần đây, tại Đà Nẵng thường xuyên diễn ra tình trạng ngập úng nghiêm trọng. Ảnh: Lan Anh.

Trong bối cảnh sắp xếp lại các đơn vị hành chính không còn cấp huyện từ ngày 1/7/2025 và việc mở rộng không gian hành chính (dự kiến sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam thành một đơn vị hành chính mới), lãnh đạo thành phố yêu cầu các địa phương, các cấp cần phát huy tối đa phương châm "4 tại chỗ" (chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, hậu cần tại chỗ), đảm bảo công tác phòng chống thiên tai luôn chủ động, kịp thời và hiệu quả.

Trong thời gian tới, thành phố tập trung vào ba trọng tâm chính: đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng chống thiên tai; chuẩn bị đầy đủ phương tiện, vật tư tại chỗ; xây dựng, điều chỉnh kế hoạch ứng phó phù hợp với tình hình mới, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng địa phương và Trung ương.

Liên quan đến việc sắp xếp lại đơn vị hành chính sau khi sáp nhập với tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Hồng An cho biết, việc chuẩn bị các kịch bản ứng phó thiên tai quy mô lớn là cần thiết. Cụ thể, Quảng Nam đang xúc tiến xây dựng đập Quảng Huế, nâng cấp thủy điện An Trạch và cải tạo hệ thống kênh mương để đảm bảo năng lực tiêu thoát nước và an toàn công trình trong mùa mưa bão.

Xem thêm
BYD Việt Nam ra mắt mẫu xe SUV hybrid vượt trội Sealion 6

Với mẫu xe mới Sealion 6, BYD Việt Nam lần đầu tiên giới thiệu công nghệ DM-i Super Hybrid tiên tiến đến người tiêu dùng trong nước.

Tái sinh túi ni lông thành không gian triển lãm đô thị

Hơn 50.000 túi ni lông đã qua sử dụng được 'hô biến' thành mái che nghệ thuật, trưng bày tại Triển lãm Top 10 Awards Pavilion.

Thanh Hóa đảm bảo thu gom xử lý chất thải y tế

Việc xử lý chất thải nguy hại được ngành y tế Thanh Hóa chú trọng nhằm giảm thiểu tác động tới sức khỏe và môi trường.

Phát triển công nghệ đo đạc, bản đồ và viễn thám bắt kịp xu thế mới

Khoa học đo đạc, bản đồ và viễn thám phải trở thành động lực then chốt giúp Việt Nam bắt kịp xu thế toàn cầu và có bước tiến vững chắc trong tương lai.

Điện Biên dự kiến còn 45 đơn vị hành chính cấp xã

Dự kiến sau sáp nhập, tỉnh Điện Biên sẽ giảm từ 129 xã, phường, thị trấn xuống còn 45 đơn vị hành chính cấp xã.