| Hotline: 0983.970.780

Đà điểu Úc phát triển tốt ở Quảng Trị

Thứ Ba 24/08/2010 , 09:50 (GMT+7)

Trang trại nuôi đà điểu của ông Lê Phước Bình xứng đáng là mô hình kinh tế cho nhiều người học tập kinh nghiệm làm giàu...

Trang trại nuôi đà điểu của ông Lê Phước Bình xứng đáng là mô hình kinh tế cho nhiều người học tập kinh nghiệm làm giàu. Ông Bình là người đi đầu trong việc đưa đà điểu Úc về nuôi trên cát trắng, gió Lào Quảng trị.

Cách nay hai năm, tỉnh Quảng Trị và cả vùng Bắc miền Trung phải bất ngờ trước sự ra đời của Trung tâm nuôi đà điểu ở xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng. Vì trước đó chưa ai nuôi được đà điểu ở vùng này. Ông Lê Phước Bình, người làng Thượng Xá, hiện là giám đốc Trung tâm Phát triển và Nuôi đà điểu, tự tin: “Khi tôi nói ra ý định xây dựng trang trại nuôi đà điểu tại quê nhà ai cũng bất ngờ. Cả những người có công tác trên tỉnh ban đầu cũng nghi ngờ về sự thành công mô hình nuôi đà điểu trên cát. Riêng tôi thì tôi tin là nuôi được, thậm chí rất tốt nữa”. Ông Bình nhớ lại hôm xây dựng cơ sở, chuồng trại xong, đưa đà điểu về nuôi, cả làng đi coi. Nhiều người còn hỏi nhau con chim gì mà lạ vậy.

Bước ra khu chăn nuôi rộng 10 ha, nhìn những con đà điểu thân hình to tướng, cao lều nghều chạy giữa cát, tôi vô cùng thán phục ông Bình. Xuất thân từ bộ đội, về quê ông mang theo mơ ước biến những đồng cát mênh mông của xứ Hải Thượng thành tiền, chứ không chỉ để trồng không mỗi cây tràm. Nay sau hai năm ông Bình đã đầu tư gần 5 tỷ đồng vào dự án với số lượng đàn đà điểu đang nuôi đông gần 500 con. Ông Bình khẳng định: “Sau mấy mùa được thử lửa với nắng nóng gió Lào và rét buốt mưa dầm ở Quảng Trị, con đà điểu Úc đã thích nghi với khí hậu ở đây”. Một điều rất thuận lợi là thức ăn cho đà điểu được tận dụng bằng các nguồn cỏ cây, bèo ở địa phương. Đà điểu rất thích ăn cây bèo Nhật Bản. Mỗi ngày trang trại của ông Bình có hàng chục người thực hiện công việc sản xuất thức ăn cho đà điểu từ bèo Nhật và các loại rau tại chỗ. Theo ông Bình muốn phát triển nuôi đà điểu trên diện rộng ở Quảng Trị cũng không khó. Đà điểu ít bệnh tật. Chỉ cần có vốn đầu tư và được hướng dẫn kỹ thuật nuôi đúng cách.

Chuyện ông Bình trở thành người đầu tiên nuôi đà điểu thành công trên cát trắng Quảng Trị loan khắp miền. Nhiều người ở Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An... vào gặp ông Bình tìm hiểu cách nuôi đà điểu. Hôm tôi đến, gặp lúc ông Bình đang làm thịt một con đà điểu. Với giá thịt hiện tại của đà điểu 160.000 đồng/kg, nhưng ông Bình cho biết thịt bán chỉ đủ bù đắp công nuôi, phần lãi là ở bộ da. Trung bình mỗi bộ da đà điểu đến 1.500.000 đồng. Biết có giá như vậy song giai đoạn này ông Bình chủ yếu chỉ cung cấp con giống cho các đơn vị.

Xem thêm
Không có dịch bệnh lớn, ngành chăn nuôi Hà Nội ổn định sản xuất

Trong tháng qua, tình hình chăn nuôi gia súc, gia cầm trên địa bàn Hà Nội diễn ra ổn định, không có dịch bệnh lớn.

Nắng nóng gay gắt khiến cua nuôi chết rải rác

CÀ MAU Điều kiện khí hậu nắng nóng khắc nghiệt khiến tôm nuôi, cua nuôi bị chết rải rác, người nuôi lo lắng.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

'Cuộc chiến' giữ rừng phòng hộ: [Bài 4] Nhân rộng diện tích rừng FSC

Đồng Nai Ban quản lý rừng phòng hộ Xuân Lộc là đơn vị lâm nghiệp đầu tiên trong tỉnh Đồng Nai được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế FSC.