| Hotline: 0983.970.780

Cô gái trẻ thành công với nấm đông trùng hạ thảo

Thứ Năm 05/08/2021 , 00:29 (GMT+7)

NINH THUẬN Đinh Hạnh, cô gái trẻ 9X đã làm chủ được quy trình sản xuất nấm đông trùng hạ thảo đầu tiên tại Ninh Thuận.

Từ niềm đam mê với việc trồng nấm, cô gái Đinh Hạnh, sinh năm 1994, ở khu phố 4, phường Đài Sơn, (Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận) quyết định khởi nghiệp bằng nghề trồng nấm và đem lại doanh thu khủng mỗi tháng.

Đinh Hạnh đam mê và đã bước đầu gặt hái được những thành công từ sản xuất nấm, nhất là nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh: Nguyễn Cơ. 

Đinh Hạnh đam mê và đã bước đầu gặt hái được những thành công từ sản xuất nấm, nhất là nấm đông trùng hạ thảo. Ảnh: Nguyễn Cơ. 

Khởi nghiệp của cô gái 9X này là một shop quần áo thời trang ở trung tâm Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm để thỏa sức với ngành nghề mình đã chọn Anh văn - Thương mại. Nhưng với niềm đam mê với nghề trồng nấm, Đinh Hạnh đã quyết định rẽ ngang, rồi sản xuất thành công nấm đông trùng hạ thảo (ĐTHT) trên chính quê hương của mình.

Đinh Hạnh cho biết: Lúc đầu chỉ trồng nấm linh chi và nấm bào ngư, nhưng để đầu tư mở rộng sản xuất thì cần tìm thị trường tiêu thụ mạnh mới dám đầu tư quy mô sản xuất. Tìm hiểu thấy loài nấm ĐTHT trồng không tốn nhiều diện tích mà còn có thể chế biến ra được nhiều loại sản phẩm hỗ trợ sức khỏe con người, được thị trường ưa chuộng, Hạnh đã nghiên cứu, xây dựng mô hình nuôi trồng nấm ĐTHT khoảng 5 năm nay.

Với vốn kiến thức được trang bị từ sách báo, cùng với sự mày mò học hỏi, rút kinh nghiệm thực tế từ các mô hình trồng nấm trước đó, với sự giúp đỡ của một giảng viên trường Đại học Nông Lâm TP. HCM, Đinh Hạnh đã làm chủ quy trình công nghệ từ sản xuất giống, nuôi trồng đến chế biến sản phẩm từ nấm ĐTHT để cung ứng ra thị trường tỉnh Ninh Thuận, các tỉnh lân cận và cả thị trường Thành phố Hồ Chí Minh.

Một góc khu nuôi nấm đông trùng hạ thảo của cơ sở do Định Hạnh làm chủ. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Một góc khu nuôi nấm đông trùng hạ thảo của cơ sở do Định Hạnh làm chủ. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Hạnh chia sẻ": Nấm ĐTHT được nuôi cấy trên giá thể hỗn hợp bao gồm gạo lứt, nước dừa, giá đỗ, khoai tây, nhộng tằm xay. Từ lúc cấy đến lúc thu hoạch khoảng hơn 40 ngày, với các điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng... vô cùng khắt khe.

Toàn bộ quy trình sản xuất nấm ĐTHT phải trải qua nhiều khâu khử trùng nghiêm ngặt như: Môi trường nuôi cấy; cấy giống cấp 1, cấy giống cấp 2; sau đó đến khâu ươm sợi kích thích tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hái. Việc nhân giống, cũng như các khâu nuôi trồng ĐTHT phải được tuân thủ các quy trình kỹ thuật kép kín.

Trên diện tích nhà xưởng hơn 500 m2, được xây dựng khang trang gồm đầy đủ các phòng vô trùng, phòng lạnh, phòng cấy nấm, phòng nuôi và khu chế biến biến thành phẩm được xây dựng khang trang, cùng với các trang thiết bị chuẩn của phòng nuôi, cấy nấm.

Riêng phòng nuôi 50 m2, có các kệ chứa lên đến 20.000 hũ/mẻ. Theo tính toán trung bình, mỗi mẻ cho 20kg ĐTHT khô, với giá bán sỉ 30 triệu đồng/kg.

Hiện cơ sở của Đinh Hạnh đã có rất đa dạng sản phẩm chế biến, chiết xuất từ nấm đông trùng hạ thảo, phân phối ở nhiều thị trường nội địa và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Hiện cơ sở của Đinh Hạnh đã có rất đa dạng sản phẩm chế biến, chiết xuất từ nấm đông trùng hạ thảo, phân phối ở nhiều thị trường nội địa và đang hướng tới mục tiêu xuất khẩu. Ảnh: Cơ Nguyễn.

Cơ sở sản xuất nấm của Đinh Hạnh tạo việc làm cho 15 lao động thường xuyên. Rất nhiều sản phẩm làm từ ĐTHT của cơ sở như: Cung cấp phôi giống cho các cơ sở nuôi; nấm đông trùng hạ thảo tươi, khô, khô nguyên khối; rượu; trà; detox; nước chiết từ đông trùng hạ thảo; sữa chua... với tên thương mại “Đông trùng hạ thảo Nanola Ninh Thuận” giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn.

Hiện tại, Hạnh đang từng bước hoàn thiện quy trình sản xuất sữa chua chiết xuất từ ĐTHT “made by Đinh Hạnh” để cung cấp cho các cửa hàng phân phối trong và ngoài tỉnh. Các sản phẩm nấm ĐTHT do Đinh Hạnh sản xuất đã được đăng ký nhãn hiệu, test mẫu chất lượng, sản phẩm được đóng gói bao bì, nhãn mác và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Sản phẩm không những được trưng bày tại 382 Thống Nhất, TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận mà còn kết nối được với nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua kênh bán online. Không dừng lại ở đó, cô gái trẻ còn đang ấp ủ ước mơ đưa sản phẩm của mình xuất khẩu đi các thị trường quốc tế.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.