| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi xanh - hướng đi chiến lược của Vinachem

Thứ Tư 23/04/2025 , 16:45 (GMT+7)

Trước yêu cầu phát triển bền vững, Vinachem xác định chuyển đổi xanh là trọng tâm, triển khai đồng bộ giải pháp tiết giảm phát thải, đổi mới công nghệ, dùng tài nguyên hiệu quả.

Tập đoàn Hóa chất Việt Nam và các đơn vị thành viên luôn hướng tới mô hình sản xuất thân thiện với môi trường, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển bền vững. Những năm qua, Vinachem đã đẩy mạnh triển khai Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; nghiên cứu và áp dụng các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính; xử lý, tái chế chất thải; đồng thời ưu tiên đầu tư công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường.

Vinachem đang triển khai xây dựng mô hình 'Nhà máy xanh'. Ảnh: Vinachem.

Vinachem đang triển khai xây dựng mô hình “Nhà máy xanh”. Ảnh: Vinachem.

Vinachem khẳng định chuyển đổi xanh không phải là xu thế tạm thời mà là con đường phát triển tất yếu. Bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên và giảm phát thải vì vậy được đặt làm trọng tâm trong mọi định hướng sản xuất - kinh doanh của Tập đoàn.

Thực hiện định hướng xanh hóa của Tập đoàn, các đơn vị thành viên đã chủ động triển khai xây dựng mô hình “Nhà máy xanh”, tiến tới “Nhà máy thông minh” thông qua việc tăng cường số hóa, tự động hóa và quản trị năng lượng theo thời gian thực.

Việc ứng dụng các thành tựu khoa học - kỹ thuật hiện đại như hệ thống giám sát tiêu hao năng lượng, công nghệ sản xuất sạch hơn… được triển khai linh hoạt theo mô hình quản trị của từng nhóm ngành, từng lĩnh vực, phù hợp với thực tiễn sản xuất tại đơn vị.

Những nỗ lực này đã và đang góp phần nâng cao hiệu suất vận hành, đồng thời đáp ứng ngày càng tốt hơn các tiêu chuẩn môi trường trong nước và quốc tế.

Dự án nhà máy thông minh - LIX. Ảnh: Vinachem.

Dự án nhà máy thông minh - LIX. Ảnh: Vinachem.

Cùng với việc áp dụng công nghệ hiện đại, Vinachem chú trọng xây dựng chính sách môi trường nội bộ, khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật và đầu tư cho nghiên cứu khoa học nhằm hướng tới mục tiêu giảm phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết của Chính phủ. Những nỗ lực này không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất mà còn tạo tiền đề vững chắc để Tập đoàn phát triển theo hướng xanh và bền vững.

Cùng với đó, các đơn vị thành viên đã triển khai nhiều giải pháp xử lý, tái chế các sản phẩm thải bỏ từ quá trình sản xuất, qua đó tận dụng chất thải đưa trở lại quy trình sản xuất và thực hiện các phương án xử lý hiệu quả nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường.

Đặc biệt, việc xây dựng các nhà máy xử lý chất thải gypsum (GYP) để làm nguyên liệu sản xuất xi măng, thạch cao và vật liệu san lấp được xem là giải pháp đem lại hiệu quả, góp hiện thực hóa chuyển đổi xanh trong Tập đoàn.

Theo Chương trình chuyển đổi xanh vừa được Tập đoàn ban hành, Vinachem đặt mục tiêu đến năm 2030 giảm ít nhất 5% lượng phát thải khí CO₂ so với năm 2024 và đạt mức trung hòa carbon vào năm 2050. Tập đoàn áp dụng tổng thể các giải pháp sản xuất - tiêu dùng bền vững theo tiếp cận vòng đời sản phẩm; thúc đẩy liên kết trong toàn chuỗi từ khai thác đến tiêu dùng và tái chế; ưu tiên phát triển sản phẩm thân thiện môi trường, có thể tái sử dụng, tái chế.

Các chỉ tiêu cụ thể bao gồm: tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo lên 5 - 10% vào năm 2030; tiết kiệm 1 - 2% mức tiêu hao tài nguyên, nguyên nhiên liệu giai đoạn 2025 - 2030; xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn tại một số nhà máy trọng điểm. Các dự án đầu tư mới sẽ bắt buộc áp dụng công nghệ hiện đại, phát thải thấp, thân thiện môi trường; từng bước loại bỏ các dây chuyền sản xuất cũ, tiêu hao nhiều năng lượng hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm.

Tập đoàn cũng đẩy mạnh số hóa trong quản lý năng lượng, tận dụng nhiệt thừa trong sản xuất, triển khai các giải pháp tiết kiệm điện và tái chế chất thải như tro, xỉ, thạch cao, cao su, pin - ắc quy, bao bì… Song song đó, Vinachem hướng đến từng bước tham gia thị trường tín chỉ carbon, nghiên cứu các mô hình doanh nghiệp trung hòa các-bon phù hợp với đặc thù ngành hóa chất.

Trong định hướng sắp tới, Vinachem dự kiến tiếp tục phát triển các sản phẩm phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn, sản xuất phân bón chất lượng cao, đồng thời triển khai toàn diện chương trình chuyển đổi xanh trong toàn hệ thống. Đây là bước đi chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Xem thêm
Quảng Ngãi: Giá gạch nung tăng 'nóng'

Đang vào mùa xây dựng nhưng giá gạch nung tại Quảng Ngãi lại tăng chóng mặt khiến nhà thầu, người dân có nhu cầu xây nhà gặp không ít khó khăn.

Vận hành xe điện 4 bánh theo mô hình hợp tác xã

Đó là phương án được tỉnh Hà Tĩnh nghiên cứu nhằm đưa xe điện 4 bánh hoạt động trong khu du lịch Thiên Cầm chạy đúng tua tuyến, đảm bảo theo quy định.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.