| Hotline: 0983.970.780

Choáng ngợp với trang trại cá tiền tỷ của nông dân Lâm Đồng

Thứ Năm 27/02/2020 , 15:08 (GMT+7)

Hàng chục bể bê tông với nguồn nước sạch chảy về liên tục được chủ trang trại thả cá tầm. Mỗi năm, trang trại bán 100 tấn cá, thu về cả tỷ đồng.

Tại thôn 2 xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng), gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu xây dựng trang trại cá tầm trên diện tích 1ha.

Tại thôn 2 xã Rô Men (huyện Đam Rông, Lâm Đồng), gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu xây dựng trang trại cá tầm trên diện tích 1ha.

Tại đây, có 70 bể nuôi được xây dựng chắc chắn bằng hệ thống bê tông, cốt thép. Mỗi bể rộng khoảng 100m2 dùng để nuôi cá tầm thương phẩm.

Tại đây, có 70 bể nuôi được xây dựng chắc chắn bằng hệ thống bê tông, cốt thép. Mỗi bể rộng khoảng 100m2 dùng để nuôi cá tầm thương phẩm.

Theo chủ trang trại, nguồn nước phục vụ nuôi cá được ông dẫn về từ suối Nước Mát ở thượng nguồn. Ông cho biết:

Theo chủ trang trại, nguồn nước phục vụ nuôi cá được ông dẫn về từ suối Nước Mát ở thượng nguồn. Ông cho biết: "Đây là nguồn nước tự nhiên, trong sạch và nhiệt độ luôn ở ngưỡng 15-20 độ C. Nước này phù hợp cho cá tầm phát triển".  

Nguồn nước từ suối đổ về được chuyển đến bể lọc để loại bỏ các chất cặn và đảm bảo độ tinh khiết. Nước này sau đó theo hệ thống ống nhựa đổ vào các bể nuôi.

Nguồn nước từ suối đổ về được chuyển đến bể lọc để loại bỏ các chất cặn và đảm bảo độ tinh khiết. Nước này sau đó theo hệ thống ống nhựa đổ vào các bể nuôi.

Ở đáy hồ, chủ trang trại thiết kế ống thoát nước đẩy các chất cặn, chất thải trong quá trình nuôi cá phát sinh ra ngoài.

Ở đáy hồ, chủ trang trại thiết kế ống thoát nước đẩy các chất cặn, chất thải trong quá trình nuôi cá phát sinh ra ngoài.

Anh Lê Sanh Nhân, người trực tiếp quản lý trang trại cho gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu chia sẻ, mỗi bể có thể nuôi 1.500-2.000 con. 

Anh Lê Sanh Nhân, người trực tiếp quản lý trang trại cho gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu chia sẻ, mỗi bể có thể nuôi 1.500-2.000 con. 

Sau 12 tháng, cá có thể đạt trọng lượng 1,8-2kg và đây là thời điểm thu hoạch để bán cho các nhà hàng, doanh nghiệp.

Sau 12 tháng, cá có thể đạt trọng lượng 1,8-2kg và đây là thời điểm thu hoạch để bán cho các nhà hàng, doanh nghiệp. "Hiện nay, mỗi năm trang trại cung ứng ra thị trường 100 tấn cá tầm thương phẩm. Giá cá dao động ở khoảng 180.000-200.000 đồng/kg", anh Nhân cho biết.

Các chất cặn, chất thải ở bể nuôi đổ ra mương lớn và tiếp tục chảy vào bể lọc ở cuối trang trại. Sau khi lọc, nước này đổ ra môi trường phục vụ cho việc tưới tiêu, trồng trọt.  

Các chất cặn, chất thải ở bể nuôi đổ ra mương lớn và tiếp tục chảy vào bể lọc ở cuối trang trại. Sau khi lọc, nước này đổ ra môi trường phục vụ cho việc tưới tiêu, trồng trọt.  

Để chủ động chăn nuôi, trang trại ông Huỳnh Ngọc Thu cũng chăm sóc cá bố mẹ và sử dụng công nghệ để ươm cá giống. 

Để chủ động chăn nuôi, trang trại ông Huỳnh Ngọc Thu cũng chăm sóc cá bố mẹ và sử dụng công nghệ để ươm cá giống. 

"Việc chăn nuôi được thực hiện theo tiêu chuẩn VietGAP nên sản phẩm được các doanh nghiệp ở TP.HCM tiêu thụ đều. Giống cá tự sản xuất nên việc chăn nuôi được đảm bảo quanh năm", người quản lý trang trại cho hay.

Thức ăn dành cho cá con được làm từ trùn quế và các loại nông sản khác. Đối với cá lớn, chủ trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi dành cho cá tầm và cho ăn 4 lần trong ngày gồm sáng - trưa - chiều - tối.

Thức ăn dành cho cá con được làm từ trùn quế và các loại nông sản khác. Đối với cá lớn, chủ trang trại sử dụng thức ăn chăn nuôi dành cho cá tầm và cho ăn 4 lần trong ngày gồm sáng - trưa - chiều - tối.

Theo cán bộ UBND xã Rô Men, trang trại cá tầm của gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu là mô hình lớn nhất ở địa phương với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Dựa vào lợi thế về nguồn nước tự nhiên trong sạch, nhiệt độ thấp, địa phương khuyến khích người dân thực hiện các mô hình tương tự để phát triển kinh tế.

Theo cán bộ UBND xã Rô Men, trang trại cá tầm của gia đình ông Huỳnh Ngọc Thu là mô hình lớn nhất ở địa phương với nguồn thu hàng tỷ đồng mỗi năm. Dựa vào lợi thế về nguồn nước tự nhiên trong sạch, nhiệt độ thấp, địa phương khuyến khích người dân thực hiện các mô hình tương tự để phát triển kinh tế.

Xem thêm
Chủ động ứng phó với diễn biến của bão WIPHA

Bản tin NN-MT tối 21/7 mang đến thông tin trọng tâm về công tác ứng phó với bão số 3 - WIPHA: Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nghệ An đang khẩn trương sơ tán dân, gia cố công trình thể hiện tinh thần đoàn kết, quyết tâm vượt bão, bảo vệ an toàn cho cộng đồng.

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Điểm xung yếu Hải Thịnh chống chọi bão số 3

Ninh Bình Bão số 3 gây mưa lớn, gió giật mạnh tại xã Hải Thịnh, tỉnh Ninh Bình, khiến hàng trăm hecta lúa, hoa màu bị ngập úng, ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất