| Hotline: 0983.970.780

Trồng rau thủy canh thu hàng chục triệu đồng mỗi ngày

Thứ Hai 17/02/2020 , 11:15 (GMT+7)

Vườn rau thủy canh của nông dân Lâm Đồng được thực hiện theo quy trình VietGAP nên chất lượng sản nông sản được nâng cao. Mỗi ngày, chủ vườn thu về khoảng 20 triệu đồng.

Vườn rau thủy canh được gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm xây dựng tại xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) và có diện tích khoảng 1ha.

Vườn rau thủy canh được gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm xây dựng tại xã Lạc Xuân (huyện Đơn Dương, Lâm Đồng) và có diện tích khoảng 1ha.

Chủ vườn cho biết, bà bắt đầu thực hiện mô hình thủy canh với các giống rau ăn lá vào năm 2014.

Chủ vườn cho biết, bà bắt đầu thực hiện mô hình thủy canh với các giống rau ăn lá vào năm 2014. "Hồi đó, sau khi đi tham quan vườn cây ở nước ngoài, tôi về địa phương và quyết định thực hiện mô hình thủy canh. Thời điểm đó, mô hình này ở Lâm Đồng còn đang mới", bà Kiêm chia sẻ.

Đầu tiên, nữ nông dân đầu tư số tiền khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính, giá thể và các loại máy phục vụ cho công việc. Diện tích rau thủy canh mà gia đình bà thực hiện vào thời điểm này là 1.000m2.

Đầu tiên, nữ nông dân đầu tư số tiền khoảng 1 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà kính, giá thể và các loại máy phục vụ cho công việc. Diện tích rau thủy canh mà gia đình bà thực hiện vào thời điểm này là 1.000m2.

Hệ thống bơm được hoàn thiện và cung cấp nước, khoáng chất để nuôi cây. Chủ vườn bộc bạch:

Hệ thống bơm được hoàn thiện và cung cấp nước, khoáng chất để nuôi cây. Chủ vườn bộc bạch: "Đối với mô hình thủy canh, vốn đầu tư ban đầu là nặng nhất. Về những năm sau thì cứ đặt cây vào chăm sóc, không tốn kém bao nhiêu".

Hiện nay, gia đình bà Kiêm đã mở rộng quy mô trang trại lên 1ha và canh tác các loại như xà lách kim, xà lách mỡ, xà lách thủy tinh...

Hiện nay, gia đình bà Kiêm đã mở rộng quy mô trang trại lên 1ha và canh tác các loại như xà lách kim, xà lách mỡ, xà lách thủy tinh...

Ở 1ha, gia đình bà Kiêm thực hiện phương thức trồng gối nên ngày nào cũng thu hoạch từ 0,8-0,9 tấn rau để cung ứng cho thị trường.

Ở 1ha, gia đình bà Kiêm thực hiện phương thức trồng gối nên ngày nào cũng thu hoạch từ 0,8-0,9 tấn rau để cung ứng cho thị trường.

Rau được trồng trong môi trường công nghệ cao nên phát triển mạnh. Trung bình, 3-4 cây xà lách đạt khoảng 1kg. Với giá bán 20.000-35.000 đồng/kg, mỗi ngày, gia đình chủ vườn thu về khoảng 20 triệu đồng.

Rau được trồng trong môi trường công nghệ cao nên phát triển mạnh. Trung bình, 3-4 cây xà lách đạt khoảng 1kg. Với giá bán 20.000-35.000 đồng/kg, mỗi ngày, gia đình chủ vườn thu về khoảng 20 triệu đồng.

Theo chủ vườn, rau thủy canh được thực hiện theo quy trình VietGAP nên sản phẩm được tiêu thụ ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng rau sạch trên toàn quốc.

Theo chủ vườn, rau thủy canh được thực hiện theo quy trình VietGAP nên sản phẩm được tiêu thụ ở các chuỗi siêu thị, cửa hàng rau sạch trên toàn quốc.

Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đang phối hợp cùng các công ty giống và chuyên gia nông nghiệp để thực hiện quy trình chăm sóc khoa học, kiểm soát triệt để dịch bệnh và nâng cao năng suất của cây.

Hiện nay, gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đang phối hợp cùng các công ty giống và chuyên gia nông nghiệp để thực hiện quy trình chăm sóc khoa học, kiểm soát triệt để dịch bệnh và nâng cao năng suất của cây.

Theo chủ vườn, trồng rau thủy canh cũng chịu sự tác động từ thời tiết bên ngoài. Về mùa khô, cây phát triển tốt hơn so với mùa mưa.

Theo chủ vườn, trồng rau thủy canh cũng chịu sự tác động từ thời tiết bên ngoài. Về mùa khô, cây phát triển tốt hơn so với mùa mưa.

"Đối với xà lách thủy canh, từ khi ươm hạt đến khi thu hoạch là 65 ngày. Đaay là khoảng thời gian tương đương với canh tác trên đất nhưng năng suất cao hơn, giá cũng cao hơn", bà Kiêm chia sẻ.

1ha rau thủy canh của gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đã đạt được hợp đồng bao tiêu sản phẩm bởi một công ty có trụ sở tại Hà Nội và các chuỗi siêu thị, cửa hàng. Để đảm bảo nguồn nông sản chất lượng, nữ chủ trang trại không mở rộng mô hình mà hướng tới trồng những giống rau theo đơn đặt hàng.

1ha rau thủy canh của gia đình bà Nguyễn Thị Kiêm đã đạt được hợp đồng bao tiêu sản phẩm bởi một công ty có trụ sở tại Hà Nội và các chuỗi siêu thị, cửa hàng. Để đảm bảo nguồn nông sản chất lượng, nữ chủ trang trại không mở rộng mô hình mà hướng tới trồng những giống rau theo đơn đặt hàng.

Xem thêm
Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 (số 416)

Bản tin Truyền hình Nông nghiệp và Môi trường 29/2025 có một số nội dung đáng chú ý sau: Công bố chương trình bảo tồn đa dạng sinh học Trung Trường Sơn; Dự kiến cắt giảm các điều kiện liên quan đến đất đai; OCOP - Giá trị bản địa vươn tầm quốc tế.

Tọa đàm: Giá trị khác biệt tạo nên lợi thế cạnh tranh

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Tái cấu trúc ngành trái cây: Bứt phá từ công nghệ đến thị trường

Xuất khẩu trái cây Việt Nam đạt kỷ lục hơn 7 tỷ USD trong năm 2024, mở ra cơ hội lớn để vươn tầm thế giới. Nhưng để vượt qua thách thức và cạnh tranh sòng phẳng, ngành cần một cuộc cách mạng toàn diện trong công nghệ, liên kết và chất lượng chuỗi giá trị.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất