| Hotline: 0983.970.780

Thu trăm triệu đồng từ nghề trồng dâu nuôi tằm

Thứ Hai 10/02/2020 , 09:46 (GMT+7)

Phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm, nhiều gia đình ở Lâm Đồng có được nguồn thu nhập ổn định, trở nên giàu có.

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) là địa phương mới phát triển nghề dâu tằm. Hơn chục năm trước, nông dân nhiều thôn của xã sống chủ yếu vào cây cà phê và từng rơi vào khó khăn khi giá nông sản này xuống thấp. 

Xã Mê Linh, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) là địa phương mới phát triển nghề dâu tằm. Hơn chục năm trước, nông dân nhiều thôn của xã sống chủ yếu vào cây cà phê và từng rơi vào khó khăn khi giá nông sản này xuống thấp. 

Chị Klong K'Bình người đồng bào K'ho Cil cho biết, vào khoảng năm 2015 gia đình quyết định chuyển đổi gần 1 sào cà phê kém chất lượng qua trồng dâu để nuôi tằm. 

Chị Klong K'Bình người đồng bào K'ho Cil cho biết, vào khoảng năm 2015 gia đình quyết định chuyển đổi gần 1 sào cà phê kém chất lượng qua trồng dâu để nuôi tằm. 

"Hồi đó ở thôn ít người làm nên việc trao đổi kinh nghiệm rất khó khăn. May mắn là mọi việc thuận lợi, tằm phát triển tốt, kén bán được với giá cao nên gia đình cải thiện được nguồn thu nhập", chị Klong K'Bình thổ lộ. 

Đến khoảng năm 2017, nhiều hộ đồng bào dân tộc K'ho Cil cũng học hỏi, làm theo mô hình của chị K'Bình để phát triển kinh tế. 

Đến khoảng năm 2017, nhiều hộ đồng bào dân tộc K'ho Cil cũng học hỏi, làm theo mô hình của chị K'Bình để phát triển kinh tế. 

Theo nông dân, họ nhập tằm con từ các đại lý giống và cũng bán kén cho những nơi này.

Theo nông dân, họ nhập tằm con từ các đại lý giống và cũng bán kén cho những nơi này. "Từ khi bắt đầu nuôi đến thu hoạch kén là 15-17 ngày. Vậy nên chúng tôi nhanh có được thu nhập để trang trải cuộc sống", chị K'Bình thổ lộ. 

Theo bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mê Linh, nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Nhiều gia đình có nguồn thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Theo bà Nguyễn Thị Xuân, Chủ tịch Hội phụ nữ xã Mê Linh, nghề trồng dâu nuôi tằm đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo. Nhiều gia đình có nguồn thu nhập lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ông Krajan Ha Si cho hay, khi thấy nhiều hộ dân trong xã ổn định kinh tế nhờ dâu tằm nên ông cũng bắt tay vào làm thử. Gia đình trồng 1.000m2 dâu và nhập 1 hộp tằm về nuôi. Trước Tết Nguyên đán, gia đình thu hoạch mẻ tằm đầu tiên và có ngay lợi nhuận trên chục triệu đồng. 

Ông Krajan Ha Si cho hay, khi thấy nhiều hộ dân trong xã ổn định kinh tế nhờ dâu tằm nên ông cũng bắt tay vào làm thử. Gia đình trồng 1.000m2 dâu và nhập 1 hộp tằm về nuôi. Trước Tết Nguyên đán, gia đình thu hoạch mẻ tằm đầu tiên và có ngay lợi nhuận trên chục triệu đồng. 

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh cho biết, hiện nay, địa phương có khoảng 83ha dâu tằm. Nghề này giúp nhiều hộ dân làm giàu nên thời gian tới, chính quyền sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, giống lẫn vốn. 

Ông Nguyễn Văn Hải, Bí thư Đảng ủy xã Mê Linh cho biết, hiện nay, địa phương có khoảng 83ha dâu tằm. Nghề này giúp nhiều hộ dân làm giàu nên thời gian tới, chính quyền sẽ phối hợp cùng các cơ quan chức năng tiếp tục hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, giống lẫn vốn. 

Hiện nay, nhiều gia đình ở xã Mê Linh đã cải tạo lại vườn, khai hoang nhiều vị trí để mở rộng diện tích dâu phục vụ nghề nuôi tằm. 

Hiện nay, nhiều gia đình ở xã Mê Linh đã cải tạo lại vườn, khai hoang nhiều vị trí để mở rộng diện tích dâu phục vụ nghề nuôi tằm. 

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có khoảng 6.800ha dâu tằm và dự kiến tăng lên 10.000ha vào năm 2023.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh có khoảng 6.800ha dâu tằm và dự kiến tăng lên 10.000ha vào năm 2023.

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho hay, với mức giá 150.000 đồng/kg kén như hiện nay, nông dân có thể đạt lợi nhuận lên đến 110 triệu đồng/năm/sào dâu.

Ông Phạm Phi Long, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Lâm Đồng cho hay, với mức giá 150.000 đồng/kg kén như hiện nay, nông dân có thể đạt lợi nhuận lên đến 110 triệu đồng/năm/sào dâu.

Xem thêm
Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới

Bản tin NN&MT tối 22/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật; Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới; KH&CN là nền tảng phát triển nông nghiệp và môi trường bền vững; Sau bão là mưa lớn, không thể chủ quan… Mời quý vị cùng theo dõi.

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Hàng trăm hộ dân ở thôn Vĩnh Hoàn và bản Pha chìm trong nước lũ

Nghệ An Sáng 23/7, khu vực xã Con Cuông (tỉnh Nghệ An) một đoạn dài gần 700m của quốc lộ 7 bị ngập sâu hơn 1m. Hàng trăm hộ dân thôn Vĩnh Hoàn và bản Pha chìm trong nước lũ.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất