| Hotline: 0983.970.780

Câu chuyện quả trứng gà an toàn sinh học ở Phụng Châu

Thứ Ba 18/05/2021 , 10:49 (GMT+7)

Cường - Hương là tên ghép của hai vợ chồng như cách làm thương hiệu mộc mạc của bao người nông dân khác nhưng ẩn chứa sau đó lại là một câu chuyện

Từ năm 2007, anh Lê Văn Cường và vợ là chị Nguyễn Thị Hương đã là gia đình tiên phong trong làng khi cho xây dựng trang trại chăn nuôi gà lấy trứng rộng 5.000m2 trên cánh đồng thôn Phượng Nghĩa xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, TP Hà Nội. Khởi thủy, trại chỉ có quy mô 5.000 con về sau qua nhiều lần nâng công suất, hiện tại có tới 20.000 gà đẻ và 15.000 gà hậu bị.

Tâm niệm ban đầu của anh chị khi nuôi gà đẻ trứng là mong muốn có một nghề để xây dựng kinh tế gia đình, cho các con điều kiện ăn, học. Nhưng càng làm họ lại càng đam mê, đã bỏ nhiều công lao, tâm huyết để theo đuổi việc sản xuất ra quả trứng sạch đạt tiêu chuẩn VietGAP và mới đây nhất được công nhận là sản phẩm Ocop 3 sao của thành phố.

Trứng gà mới thu trong trại. Ảnh: NNVN.

Trứng gà mới thu trong trại. Ảnh: NNVN.

Gà vốn là loại động vật có sức đề kháng khá kém, lại trong điều kiện chăn nuôi nhốt kín, tập trung với số lượng lớn, dùng thức ăn công nghiệp thì càng hay mắc bệnh, phải sử dụng đến nhiều thuốc kháng sinh. Việc đó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng, độ an toàn của sản phẩm đã đành mà còn gây hại cho kinh tế gia đình, cho môi trường xung quanh bởi chất thải của chúng rất khó xử lý, mùi hôi, thối nồng nặc.

Kể từ khi họ dùng kết hợp chế phẩm men vi sinh ủ trong thức ăn để gia tăng vi lợi khuẩn, kháng bệnh cho gia cầm thì vấn đề đó đã không còn. Vẫn là những con gà ấy, thức ăn ấy nhưng chúng lại đẻ ra những quả trứng cho chất lượng thơm ngon, an toàn hơn. Còn môi trường chăn nuôi được cải thiện hầu như triệt để, ít ruồi, ít mùi, hơn thế nhờ phân khô, tơi xốp nên bán có giá chứ không như xưa, cho chẳng ai thèm lấy.

Trứng gà mới thu hoạch từ trại. Ảnh: NNVN.

Trứng gà mới thu hoạch từ trại. Ảnh: NNVN.

Chị Phạm Thị Lý, Giám đốc Trung tâm Doanh nghiệp Hội nhập và Phát triển tác giả của loại men vi sinh nói trên giải thích cho tôi rằng quá trình chăn nuôi thông thường, do hàm lượng protein trong thức ăn không phân hủy hết qua quá trình tiêu hóa của động vật nên gây tốn. Không chỉ vậy chúng còn sinh ra mùi hôi thối trong chất thải động vật bài tiết ra. Khi trộn bổ sung men vi sinh vào thức ăn phân hủy được gần như là cơ bản, giúp vật nuôi hấp thụ được đầy đủ dinh dưỡng nên tạo ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn cũng như chất thải của chúng đỡ bị ô nhiễm hơn...

Trước đó, chị Lý đã được các nhà khoa học trong nước chuyển giao công nghệ phân lập các chủng vi sinh vật bản địa dòng thuần, có hoạt lực cao và có khả năng sinh trưởng tốt trong điều kiện nuôi cấy. Để tạo ra chế phẩm vi sinh, chị và đồng sự sử dụng chuối chín xay nhỏ, rỉ đường, cám gạo, tinh bột, dịch chiết nấm men… khuấy trộn đều cùng các vi sinh gốc trên trong điều kiện yếm khí.

Nhờ men vi sinh mà quá trình chăn nuôi của người nông dân trở thành một vòng tuần hoàn khép kín, hoàn hảo. Động vật có thể phát triển tốt mà không cần phải bổ sung thêm bất kỳ chất hóa học nào.

Ngoài ăn men vi sinh, gà còn được cho uống rượu tỏi. Ảnh: NNVN.

Ngoài ăn men vi sinh, gà còn được cho uống rượu tỏi. Ảnh: NNVN.

Bên cạnh sử dụng chế phẩm sinh học ở trại gà lấy trứng anh chị Cường-Hương cùng người nhà còn kỳ công ngồi bóc hàng tạ tỏi, xay nhỏ rồi ngâm rượu. Cứ 2 lần/tuần họ lại cho gà uống rượu tỏi để phòng bệnh, giúp tăng sức đề kháng, nhất là khi thời tiết thay đổi, giao mùa. Việc chăn nuôi lại càng triệt để theo hướng an toàn sinh học hơn.  

Tuy nhiên, tâm sự với chúng tôi, anh chị bảo người chăn nuôi gà đẻ mấy năm nay rất vất vả thậm chí lao đao. Hết dịch cúm gia cầm H5N1 rồi đến giá thành đầu vào như thức ăn chăn nuôi tăng vọt trong khi giá bán đầu ra không tăng, thậm chí còn giảm mạnh. Đặc biệt là dịch Covid 19 kéo dài gần 2 năm nay khiến cho thị trường thu hẹp, các nhà hàng, bếp ăn tập thể, trường học giảm nhập trứng nên sản phẩm ế ẩm, có lúc đóng băng.

Hiện tại trang trại của anh chị đang sản xuất khoảng 18.000 quả trứng mỗi ngày nhưng chủ yếu là tiêu thụ theo kênh thương lái. Dù có chất lượng vượt trội so với trứng nuôi kiểu “công nghiệp” nhưng khi bán chúng vẫn bị đánh đồng, giá bán khá thấp, trung bình chỉ khoảng 2.000 - 2.200 đồng/quả. Bởi vậy họ vẫn phải cố gắng duy trì, bám đuổi với nghề với hi vọng đến một ngày người tiêu dùng sẽ nhận ra được sự khác biệt của một nền nông nghiệp sạch và minh bạch.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.