| Hotline: 0983.970.780

Cảnh báo sớm để giảm thiểu thiệt hại do thiên tai

Thứ Ba 27/05/2025 , 19:06 (GMT+7)

An Giang Ngay từ đầu năm, An Giang đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống mưa dông, lốc, sét, mưa đá và sạt lở đất để bảo vệ người dân trước diễn biến thời tiết bất thường.

Sạt lở là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại tỉnh An Giang hàng năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Sạt lở là loại hình thiên tai thường xuyên xảy ra tại tỉnh An Giang hàng năm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bước vào mùa mưa bão năm 2025, tỉnh An Giang đối mặt với nhiều diễn biến thời tiết phức tạp, cực đoan như mưa lớn, dông, lốc xoáy, sét, mưa đá và sạt lở đất.

Theo Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, tổng lượng mưa từ tháng 4 - 6 năm nay cao hơn trung bình nhiều năm từ 5 - 15%. Đặc biệt, giai đoạn chuyển mùa và đầu mùa mưa, từ cuối tháng 4 - 6 là thời điểm thường xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân.

Từ đầu năm đến nay, An Giang đã ghi nhận 13 vụ sạt lở bờ sông, kênh rạch với tổng chiều dài gần 640m. Nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến hơn 20 căn nhà, thiệt hại về đất ước tính hơn 1,1 tỷ đồng. Đáng chú ý, ngày 18/5, tại ấp Long Hòa 2, xã Long Điền B, huyện Chợ Mới, một vụ sạt lở lớn đã làm sụp phần sau của 10 căn nhà xuống sông Ông Chưởng, thiệt hại hơn 2 tỷ đồng. Rất may, không có thương vong về người do chính quyền địa phương kịp thời sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm.

Ông Nguyễn Văn Hòa, ở xã Long Điền B, huyện Chợ Mới chia sẻ: “Chúng tôi sống ở khu vực ven sông Ông Chưởng đã lâu, nhưng năm nay thấy tình hình sạt lở nhanh và mạnh hơn hẳn. Nhờ địa phương báo động sớm nên cả gia đình tôi và nhiều hộ dân khác gần đó kịp thời di dời người và tài sản ra khỏi khu sạt lở nguy hiểm”.

Trước diễn biến bất thường của thời tiết, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Nguyễn Thị Minh Thúy đã ký ban hành công văn yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh và chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn người dân gia cố nhà ở, tu sửa công trình, cắt tỉa cây xanh, và đặc biệt là theo dõi sát các bản tin cảnh báo khí tượng thủy văn để chủ động ứng phó.

Từ đầu năm đến nay, An Giang đã ghi nhận 13 vụ sạt lở bờ sông, kênh rạch với tổng chiều dài gần 640m. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Từ đầu năm đến nay, An Giang đã ghi nhận 13 vụ sạt lở bờ sông, kênh rạch với tổng chiều dài gần 640m. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

“Việc chủ động phát hiện các điểm sạt lở, khu vực có nguy cơ cao để có phương án sơ tán người dân kịp thời là nhiệm vụ cấp thiết hiện nay. Các địa phương phải sẵn sàng cùng lực lượng xung kích, chuẩn bị vật tư tại chỗ để xử lý kịp thời và hạn chế mở rộng các điểm sạt lở”, bà Thúy nhấn mạnh.

Tại huyện Châu Phú, nơi xảy ra nhiều vụ sạt lở bờ kênh 10 và sông Cái Sắn, công tác tuyên truyền và ứng phó đã được đẩy mạnh.

Ông Huỳnh Văn Tính, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Môi trường huyện Châu Phú cho biết: Từ đầu năm đến nay ngành nông nghiệp huyện thường xuyên kiểm tra các điểm có nguy cơ sạt lở, đặc biệt là đoạn kênh yếu hoặc nơi có hoạt động dân sinh dày đặc. Đội phản ứng nhanh của xã, ấp đã được thành lập và diễn tập ứng phó tình huống giả định. Đồng thời, phối hợp với đài truyền thanh huyện tuyên truyền trên sóng FM và loa truyền thanh cơ sở về cách nhận biết dông lốc và xử lý tình huống khẩn cấp.

Theo ông Lương Huy Khanh, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang, công tác tuyên truyền và sẵn sàng ứng phó được triển khai đồng bộ tại các huyện, thị, thành phố.

Thiên tai không chỉ xảy ra bất ngờ mà còn ngày càng khó lường. Vì vậy, ngoài việc chuẩn bị lực lượng, vật tư, Ban Chỉ huy Ứng phó biến đổi khí hậu - Phòng, chống thiên tai và Phòng thủ dân sự tỉnh An Giang còn chú trọng vai trò truyền thông trong cộng đồng lên hàng đầu.

Người dân phải nắm rõ dấu hiệu thời tiết nguy hiểm, cách sơ tán, gia cố nhà ở. An Giang đã ban hành tài liệu hướng dẫn phòng tránh dông lốc, mưa đá cho từng xã, phường, thị trấn và đôn đốc kiểm tra sát sao việc triển khai.

Trong giai đoạn chuyển mùa và đầu mùa mưa, từ cuối tháng 4 - 6 là thời điểm thường xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong giai đoạn chuyển mùa và đầu mùa mưa, từ cuối tháng 4 - 6 là thời điểm thường xảy ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, có thể gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng và tài sản của người dân. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Không chỉ dừng lại ở cảnh báo và hướng dẫn, các địa phương trong tỉnh cũng tăng cường xử lý các vi phạm như xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ bờ sông, đào kênh tự phát, tác động tiêu cực đến dòng chảy và nguyên nhân làm tăng nguy cơ sạt lở.

Ngoài ra, công tác cập nhật, thống kê và báo cáo nhanh các tình huống thiên tai được yêu cầu thực hiện nghiêm túc. Ban Chỉ huy tỉnh duy trì trực ban 24/7 để tiếp nhận thông tin khẩn cấp và điều phối ứng phó kịp thời khi có thiên tai xảy ra. 

Xem thêm
TP.HCM sắp xóa sổ xe xăng khỏi các app xe công nghệ

TP.HCM TP.HCM đang xúc tiến kế hoạch chuyển đổi 400.000 xe xăng sang xe điện, tiến tới xóa sổ xe xăng của tài xế công nghệ khỏi các app xe công nghệ.

Đề xuất vớt rác 1 lần/tuần tại các tuyến kênh thoát nước TP HCM

TP HCM Sở Xây dựng TP HCM vừa đề xuất tổ chức vớt rác tối thiểu 1 lần/tuần trên toàn bộ 23 tuyến kênh thoát nước, với tổng chiều dài hơn 41 km.

Gian nan xử lý ô nhiễm môi trường bãi rác thải Đông Vinh

Nghệ An Đã 14 năm trôi qua kể từ ngày bãi rác Đông Vinh chính thức đóng cửa, thế nhưng, công tác xử lý triệt để ô nhiễm môi trường vẫn đang diễn ra khá chậm chạp.

Trà Vinh: Tiếp tục công bố tình huống khẩn cấp sụp lún, sạt lở

Trà Vinh UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành các quyết định công bố tình huống khẩn cấp sự cố sụp lún, sạt lở tại thị xã Duyên Hải và huyện Trà Cú.

Nhà khoa học Việt phát triển công nghệ định vị vệ tinh

Hệ thống RTK-VIỆT, một ứng dụng được phát minh bởi các nhà khoa học Việt Nam, đang mở ra cơ hội làm chủ công nghệ định vị vệ tinh cho người dùng Việt Nam.

Giới thiệu Bộ nhận diện Ngày Môi trường thế giới (5/6/2025)

Bộ nhận diện góp phần chuyên nghiệp hóa công tác tổ chức, định vị hình ảnh một chiến dịch môi trường quy mô quốc gia.

Bình luận mới nhất