| Hotline: 0983.970.780

Cần bảo tồn, phát triển giống nếp than của người Pa Kô

Thứ Sáu 27/05/2022 , 09:15 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Nếp than là giống lúa nếp bản địa của bà con người dân tộc Pa Kô ở tỉnh Quảng Trị. Đây là giống nếp có hương vị đặc trưng, thơm ngon, vị đậm, dẻo...

Tuy nhiên theo thời gian, diện tích gieo trồng giống nếp than bị thu hẹp. Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống lúa nếp than này là rất cần thiết.

Nếp than được gieo trồng chủ yếu trên các chân ruộng cao vùng đồi, gần khe suối. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng dài ngày, chiều cao cây thấp hơn so với các giống lúa thường, bông lúa to, màu tím, hạt to mẩy.

Hiện nay, diện tích nếp than đang đứng trước nguy cơ mất giống, cần được bảo tồn, phát triển. Ảnh: Việt Toàn.

Hiện nay, diện tích nếp than đang đứng trước nguy cơ mất giống, cần được bảo tồn, phát triển. Ảnh: Việt Toàn.

Tuy là giống lúa nếp đặc sản, nhưng hiện nay số hộ gieo trồng không nhiều. Tại xã A Ngo, huyện Đakrông hiện có diện tích đất sản xuất 23ha thì chỉ còn khoảng 20% trồng giống lúa này và có nguy cơ diện tích bị thu hẹp, mất giống nếu không có chính sách bảo tồn và nhân rộng. Hiện tại xã A Ngo chỉ có thôn A Đeng còn duy trì gieo trồng giống lúa nếp than này với diện tích khoảng 5 ha/năm.

Việc sản xuất các ruộng lúa nếp than theo kiểu nhờ trời, bố trí gần các khu dân cư không có biện pháp bảo vệ nên hay bị vật nuôi phá hoại. Mặc dù năng suất không cao lắm (khoảng 40 tạ/ha), nhưng giống nếp này có chất lượng dẻo thơm, giàu chất dinh dưỡng nên giá trị sản phẩm mang lại khá cao. Hiện nếp than được bà con bán với giá 40 nghìn đồng/kg, cao gấp nhiều lần so với các loại nếp khác để phục vụ cho các lễ hội, đãi khách quý.

Ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị cho biết, với mục tiêu bảo tồn, phát triển giống lúa nếp than, xây dựng mô hình sản xuất hiệu quả cũng như chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và ngày càng nhân rộng mô hình, thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị sẽ đề xuất với Sở KH-CN hỗ trợ kinh phí để Trung tâm xây dựng đề tài nghiên cứu, bảo tồn và phục tráng giống lúa nếp than.

Việc nghiên cứu, bảo tồn nhằm hoàn thiện quy trình gieo trồng, chăm sóc để đảm bảo năng suất, chất lượng tốt nhưng vẫn giữ nguyên hương vị, làm cơ sở để phát triển giống nếp than và xây dựng thương hiệu OCOP cho địa phương, tiến tới phát triển sản xuất hàng hóa.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.