| Hotline: 0983.970.780

Cà Mau: Cần kiểm soát tàu cá triệt để hơn

Thứ Bảy 11/04/2020 , 10:48 (GMT+7)

Đến nay, tỉnh Cà Mau có 1.200/1665 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 72%.

Tỉnh Cà Mau có 1.200/1.665 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Minh Đảm.

Tỉnh Cà Mau có 1.200/1.665 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Ảnh: Minh Đảm.

Biển Cà Mau

Tỉnh Cà Mau có chiều dài bờ biển trên 254km, chiếm 7,8% chiều dài bờ biển cả nước và có khoảng 87 cửa sông thông ra biển. Trong đó, có những cửa sông lớn như: Gành Hào, Bồ Đề, Ông Đốc, Ông Trang, Bảy Háp, Khánh Hội… tạo điều kiện cho tàu thuyền neo đậu, trú bão, phát triển kinh tế biển.

Biển Cà Mau có diện tích ngư trường khai thác rộng với khoảng 71.000km2, là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước có trữ lượng hải sản lớn, phong phú về chủng loại có giá trị và sản lượng lớn như tôm, mực, ghẹ hay các loài cá nổi… Vùng mặt nước ven biển còn nuôi các loài thủy sản như nghêu, sò huyết, hào, tôm nước mặn… có giá trị kinh tế cao.

Tuy nhiên, những năm gần đây, ngư trường Cà Mau đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức, khi phải chịu nhiều sức ép nguồn lợi thủy sản ngày càng suy giảm do khai thác quá mức, nhận thức của một số ngư dân còn kém, vào vùng cấm, vùng hạn chế để đánh bắt thủy sản theo kiểu tận thu…

Có 72% tàu cá được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình

Tỉnh Cà Mau có khoảng 4.925 phương tiện, trong đó có 1.665 tàu có chiều dài 15m trở lên đánh bắt xa bờ. Sản lượng hàng năm đạt trên 200.000 tấn. Những năm qua ngành khai thác thủy sản luôn được quan tâm, nên đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động ở các địa phương ven biển, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh doanh và một số nghề dịch vụ hậu cần đi kèm khác, đã góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế chung của tỉnh Cà Mau.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 45/52 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên đã lắp đặt giám sát hành trình. Ảnh: Minh Đảm.

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có 45/52 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên đã lắp đặt giám sát hành trình. Ảnh: Minh Đảm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được ngành khai thác thủy sản tỉnh Cà Mau cũng đang đối mặt với nhiều sức ép trong việc quản lý tàu cá. Trong đó, chất lượng nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu nghề đánh bắt cá hiện đại; nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá, khoa học, công nghệ trong khai thác chưa tương xứng đúng tiềm năng; tình trạng khai thác vùng biển nước ngoài còn diễn ra. 

Trước thực trạng trên, Sở NN-PTNT Cà Mau đã yêu cầu Chi cục Thủy sản tiến hành tổ chức tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, mở lớp tuyên truyền tại các xã, thị trấn, đồn biên phòng, phát thanh trên hệ thống truyền thanh… Từ năm 2017 đến nay, đơn vị đã tiến hành tổ chức cho 221 lớp/11.362 lượt người tham dự, cấp phát hàng chục nghìn tờ rơi tuyên truyền, sổ nhật ký khai thác cho các chủ tàu và thuyền trưởng…

Ông Châu Công Bằng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Cà Mau, cho biết: Qua bước đầu triển khai vận động, tuyên truyền, đã đạt nhiều kết quả, trong đó, tình hình tàu cá và ngư dân khai thác ở vùng biển nước ngoài đã giảm cả về số vụ, lẫn số người vi phạm.

“Ngoài ra, bắt buộc tất cả các tàu cá dài từ 15m trở lên phải lắp thiết bị giám sát hành trình, đây được xem là giải pháp quan trọng để kiểm soát các phương tiện hoạt động trên biển nhằm giảm thiểu, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm đánh bắt trên vùng biển nước ngoài”, ông Bằng cho biết.

Tính từ tháng 1/2017, Cà Mau có tổng cộng 52 trường hợp vi phạm khai thác vùng biển nước ngoài, trong đó, năm 2017 có 20 tàu/110 thuyền viên (Thái Lan bắt 18 tàu/100 thuyền viên và Malaysia bắt 2 tàu/10 thuyền viên); năm 2018 có 20 trường hợp với 20 tàu/116 thuyền viên (Thái Lan bắt 19 tàu và Malaysia bắt 1 tàu); đến năm 2019 có 12 trường hợp với 12 tàu/64 thuyền viên bị bắt giữ (Malaysia bắt 3 tàu/14 thuyền viên, Thái Lan bắt 8 tàu/46 thuyền viên, Philippin 1 tàu/4 thuyền viên).

Đến nay, tỉnh Cà Mau có 1.200/1665 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, đạt tỷ lệ 72%. Trong đó có 45/52 tàu cá có chiều dài từ 24m trở lên đã lắp thiết bị giám sát hành trình theo quy định tỷ lệ 86,5%.

Do các tàu cá và thuyền trưởng tàu cá không ghi hoặc ghi thiếu trung thực nhật ký khai thác dẫn đến sai sót số liệu khi đối chiếu trong khâu kiểm tra, gây khó khăn cho việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của EC. Ảnh: Minh Đảm.

Do các tàu cá và thuyền trưởng tàu cá không ghi hoặc ghi thiếu trung thực nhật ký khai thác dẫn đến sai sót số liệu khi đối chiếu trong khâu kiểm tra, gây khó khăn cho việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của EC. Ảnh: Minh Đảm.

Khó kiểm soát

Địa hình Cà Mau có nhiều cửa sông đã tạo điều kiện hình thành nhiều bến cá tư nhân, sản phẩm khai thác lên các cảng cá chiếm tỷ lệ không lớn, do đa số tàu cá thường bán cá ngoài biển cho tàu thu mua và vận chuyển vào bờ, sang trực tiếp trên sông qua các tàu nhỏ hoặc lên cá tại các bến cá tư nhân rồi tự sơ chế, phân loại mà không qua cảng cá, dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát.

Ông Bằng cho biết, đối với cảng cá chỉ định Sông Đốc, nằm đối diện (cách con sông) với một số doanh nghiệp trong đó có Xí nghiệp chế biến và dịch vụ thủy sản Sông Đốc (chi nhánh của Tổng công ty CASES) hàng năm có lượng hàng xuất khẩu đi Châu Âu khá lớn, thông thường các doanh nghiệp này mua sản phẩm từ các tàu cá rồi trực tiếp nhập về cơ sở để chế biến, nhưng bắt buộc tất cả các tàu cá này bốc hàng lên cảng để kiểm tra, chứng nhận rồi lại vận chuyển xuống tàu, sau đó nhập lại cơ sở để chế biến thì bất cập, lãng phí và mất thời gian cho các doanh nghiệp.

“Trong khi đó, theo khuyến nghị của EC thì việc thu và nộp nhật ký khai thác cho cảng cá phải được thực hiện chung cho tất cả các tàu cá, tuy nhiên hiện nay công tác này chỉ thực hiện đối với tàu có hàng thủy sản khai thác xác nhận đi thị trường Châu Âu và thị trường khác có yêu cầu”, ông Bằng nêu.

Bên cạnh đó, đa số các tàu cá và thuyền trưởng tàu cá không ghi hoặc ghi thiếu trung thực nhật ký khai thác dẫn đến sai sót số liệu khi đối chiếu trong khâu kiểm tra, gây khó khăn cho việc xác nhận nguồn gốc thủy sản, lưu trữ hồ sơ theo quy định của EC.

Xem thêm
Nuôi gà đẻ trứng áp dụng công nghệ tự động hiện đại

QUẢNG NINH Trang trại gà Tân An ở thị xã Quảng Yên ứng dụng phần mềm FarmGo để quản lý toàn bộ hoạt động sản xuất giúp kiểm soát mọi thông tin liên quan đến đàn gà.

Cần sớm có vaccine dịch tả lợn Châu Phi cho lợn nái, đực giống

Đây là mong muốn của địa phương và người chăn nuôi nhằm tạo miễn dịch khép kín toàn đàn, kiểm soát dịch tả lợn Châu Phi (ASF) hiệu quả, giảm thiệt hại kinh tế.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất