| Hotline: 0983.970.780

BQL các dự án Nông nghiệp: 10 năm "tiếp sức" nông nghiệp, nông thôn

Thứ Tư 05/08/2009 , 10:07 (GMT+7)

BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) thành lập từ tháng 7/1999, có nhiệm vụ triển khai các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

BQL các dự án Nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) thành lập từ tháng 7/1999, có nhiệm vụ triển khai các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) để đầu tư nông nghiệp, nông thôn.

Đến nay Ban đã triển khai thực hiện khoảng 20 dự án ODA, với tổng số vốn là 1.072 triệu USD, trong đó có 13 dự án vốn vay. 6 dự án vốn vay và 4 dự án hỗ trợ kỹ thuật đã hoàn thành, đưa vào khai thác, sử dụng có hiệu quả.

Theo ông Nguyễn Hữu Khương, Trưởng BQL các DA nông nghiệp, các chương trình, dự án đã góp phần xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn; tăng thu nhập cho nông dân. Cụ thể là DA đa dạng hoá nông nghiệp, thực hiện từ năm 1998 đến 2006 tại 12 tỉnh duyên hải miền Trung- Tây Nguyên. DA đã trồng mới 30.877 ha cao su, phục hồi 10.654 ha cao su đạt 103% mục tiêu, 20.531 hộ dân có vườn cao su (kiến thiết lại từ 0,5-2 ha) tạo điều kiện thu nhập ổn định. Đã có trên 76.000 nông dân áp dụng kỹ thuật vỗ béo bò và chăn nuôi lợn thâm canh. Thông qua các hoạt động kỹ thuật của DA, khoảng 75.000 tấn thịt lợn, thịt bò chất lượng được cung cấp cho thị trường. DA cũng thực hiện 329 mô hình trình diễn các loại cây hàng năm và công nghệ sau thu hoạch trên phạm vi 587 xã và 146 hộ đồng bào dân tộc thiểu số.

DA cơ sở hạ tầng nông thôn được thực hiện từ năm 1998 đến 2004 tại 23 tỉnh. DA đã giúp người dân có điều kiện tiếp xúc với các dịch vụ giáo dục, y tế, chợ và các cơ hội việc làm, góp phần đáng kể trong công tác xoá đói giảm nghèo. Theo các báo cáo theo dõi đánh giá lợi ích của dự án, thu nhập của các hộ nông thôn đã tăng lên 52% ở những khu vực gần đường giao thông nông thôn được phục hồi, 45% ở khu vực có công trình thủy lợi được nâng cấp, 29% ở những khu vực hưởng lợi từ các tiểu dự án cấp nước.

Ông Nguyễn Hữu Khương: 10 năm, đối với một đơn vị quản lý, thực hiện vốn ODA trên 1 tỷ USD đầu tư cho nông nghiệp nông thôn, song không có sai phạm lớn là điều rất đáng phấn khởi và tự hào.

Phát huy những thành quả đã đạt được, chúng tôi sẽ thực hiện xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao, làm việc hiệu quả hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm tạo dựng cở sở vật chất và phát triển các lĩnh vực thuộc ngành NN-PTNT một cách đồng bộ và bền vững.

DA phát triển chè và cây ăn quả thực hiện từ năm 2001 đến năm 2007 tại 13 tỉnh, có tác động tốt đến việc tăng thêm tín dụng nhỏ và trung hạn để phát triển việc làm ở nông thôn, tăng thu nhập bình quân cho nông dân. Đến cuối tháng 12/2007, có hơn 991.000 người được hỗ trợ từ dự án, tạo 376.000 việc làm mới.

DA hỗ trợ chương trình ngành nông nghiệp đã giải ngân được khoảng 41 triệu USD tương đương 63% tổng số vốn của chương trình. Hầu hết các mục tiêu đề ra theo thiết kế ban đầu của chương trình đã được hoàn thành, mang lại lợi ích cho nông dân, người nghèo, phụ nữ và dân tộc thiểu số. Đối với nông dân, chương trình đã áp dụng phương pháp tiếp cận mới theo các nhóm hộ, đào tạo có sự tham gia của người dân. Đến hết tháng 6/2007, toàn chương trình đã đào tạo được khoảng 607.000 nông dân đạt 108% kế hoạch về IPM, giống, chăn nuôi gia súc nhỏ, sau thu hoạch, tín dụng. Về tăng cường năng lực cho các cơ quan của Chính phủ, chương trình đã hỗ trợ cho 10 Cục, Vụ, Trung tâm và 15 viện nghiên cứu thuộc Bộ NN-PTNT. Ngoài ra, chương trình còn hỗ trợ 35 tỉnh, thành.

Nhân kỷ niệm 10 năm thành lập, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát đã gửi thư chúc mừng, biểu dương sự nỗ lực của toàn thể cán bộ, nhân viên BQL DA nông nghiệp. Bộ trưởng đánh giá cao các DA do Ban thực hiện, đã hoàn thành và đưa vào sử dụng rất hiệu quả; đem lại lợi ích to lớn cho nông dân trong vùng DA.

Với những kết quả đó, các nhà tài trợ nước ngoài tin tưởng và mong muốn hợp tác lâu dài với Bộ NN-PTNT trong việc sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển. Bộ tin tưởng và tiếp tục giao cho BQL các DA nông nghiệp những chương trình, DA mới.

DA khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm đã đóng góp cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định chính sách biên soạn, trình Chính phủ ban hành chính sách liên quan tới chăn nuôi và thú y như chính sách đền bù, nghiên cứu đánh giá ngành thú y, kế hoạch dự phòng chống dịch khẩn cấp... Với 8.777 hộ nông dân tại 10 tỉnh tham gia hoạt động tái tạo đàn gia cầm đã thu lợi nhuận hơn 12 tỷ đồng.

Theo ông Khương, hiện nay Bộ NN-PTNT tiếp tục giao cho BQL các dự án nông nghiệp quản lý và thực hiện các chương trình, dự án trọng điểm gồm chương trình phát triển ngành nông nghiệp, DA khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai, DA Phát triển nông thôn tổng hợp các tỉnh miền Trung, DA khoa học công nghệ Nông nghiệp, DA an toàn sản phẩm nông nghiệp và phát triển khí sinh học và một số DA hỗ trợ kỹ thuật do ADB tài trợ, DA phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người, DA cạnh tranh ngành chăn nuôi vì an toàn thực phẩm vay vốn WB. Ngoài ra BQL DA nông nghiệp còn thực hiện chương trình chung của Chính phủ và các cơ quan Liên hiệp quốc về phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người do UNDP, EU tài trợ không hoàn lại...

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.