| Hotline: 0983.970.780

Bơm gần 1,5 triệu m3 nước bảo vệ rừng U Minh Thượng

Thứ Tư 26/02/2020 , 16:45 (GMT+7)

VQG U Minh Thượng (Kiên Giang) đã triển khai bơm bổ sung 1.445.000 m3 nước để bảo vệ, phòng chống cháy rừng trong mùa khô.

Lực lượng Kiểm lâm Kiên Giang kiểm tra phương tiện PCCCR tại VQG U Minh Thượng. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng Kiểm lâm Kiên Giang kiểm tra phương tiện PCCCR tại VQG U Minh Thượng. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Phạm Quốc Dân, Giám đốc VQG U Minh Thượng cho biết, thực hiện các biện pháp phòng chống cháy rừng (PCCR), Vườn Quốc gia (VQG) đã gia cố 6 cống điều tiết nước, đắp 2 đập đảm bảo giữ nước, chống rò rỉ trong suốt mùa khô. Triển khai bơm bổ sung 1.445.000 m3 nước, gồm: 950.000 m3 từ vùng đệm vào vùng lõi khi nguồn nước chưa bị nhiễm mặn và 495.000 m3 từ vùng thấp lên vùng cao.

Tiếp tục thực hiện giải pháp quản lý nước theo 4 phân khu, đáp ứng mục tiêu PCCCR và phát triển bình thường của hệ sinh thái rừng tràm. Vào thời điểm cuối mùa mưa năm 2019, VQG U Minh Thượng đã chủ động giữ nước cao hơn 40% so với lượng nước có khả năng thiếu hụt trong mùa khô.

Lực lượng chức năng diễn tập PCCR tại VQG U Minh Thượng. Ảnh: Trung Chánh.

Lực lượng chức năng diễn tập PCCR tại VQG U Minh Thượng. Ảnh: Trung Chánh.

Với thời tiết nắng nóng và khô hanh như hiện nay, lượng nước bốc thoát hơi và rò rỉ, trung bình mỗi ngày từ 3,6 mm, ngày cao điểm 6,8 mm thì còn gần 30 ngày nữa khu vực đất than bùn cao của VQG bắt đầu bị khô, các phân khu còn lại, khoảng 32-50 ngày nữa sẽ bị khô bề mặt cục bộ.

Theo ông Dân, VQG đã xác định các khu vực trọng điểm có nguy cơ cháy cao với diện tích 1.115 ha. Đã dựng 3 chòi canh, lán trại, bố trí lực lượng, phương tiện, nhiên liệu ứng trực 24/24 giờ khi cấp cháy ở cấp III trở lên. Đồng thời, khi cấp cháy trong vùng lõi ở mức cấp III trở lên trên diện rộng thì sẽ tạm ngưng đón khách du lịch vào tham quan, câu cá giải trí.  

Nhờ chủ động bơm nước vào, VQG U Minh Thượng còn khoảng 35-50 ngày nữa mới khô bề mặt. Ảnh: Trung Chánh.

Nhờ chủ động bơm nước vào, VQG U Minh Thượng còn khoảng 35-50 ngày nữa mới khô bề mặt. Ảnh: Trung Chánh.

Do đặc điểm rừng tràm VQG U Minh Thượng phát triển trên đất than bùn có độ dày 0,3-1,2 m, nguồn vật liệu cháy rất dày, được tích tụ qua nhiều năm, khối lượng trung bình 12,6 tấn/ha. Đây là đối tượng tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng khi gặp điều kiện thời tiết nắng nóng, khô hạn, nhiệt độ cao. Rừng tràm có lớp thực bì dày trên mặt đất, bản thân cây tràm có tinh dầu nên còn tươi vẫn có thể xảy ra cháy lớn và rất khó dập tắt.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.