| Hotline: 0983.970.780

Bộ Y tế yêu cầu không dùng thuốc Molnupiravir với F0 chưa có triệu chứng

Thứ Hai 28/02/2022 , 21:38 (GMT+7)

Bộ Y tế vừa ban hành Quyết định số 437/QĐ-BYT sửa đổi, bổ sung một số điểm của hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19 trước đó. Theo Quyết định mới này, Bộ Y tế nhấn mạnh không dùng thuốc Molnupiravir cho người không có triệu chứng bệnh, đồng thời bổ sung cho phép sử dụng Remdesivir cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Không dùng Molnupiravir khi không triệu chứng

Thuốc Molnupiravir chỉ được sử dụng để điều trị COVID-19 nhẹ đến trung bình có ít nhất một yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng. 

Thuốc dùng trên bệnh nhân có thời gian khởi phát triệu chứng dưới 5 ngày, không sử dụng quá 5 ngày liên tiếp. Đặc biệt, không sử dụng để dự phòng sau hay trước phơi nhiễm hoặc khi không có triệu chứng.

Ở người mức độ nhẹ, dùng thuốc khi có các triệu chứng: SpO2 lớn hơn 96%, nhịp thở thấp hơn 20 lần/phút. Người mức độ trung bình: SpO2 94 - 96%, nhịp thở 20 - 25 lần/phút, tổn thương trên X-quang nhỏ hơn 50% hoặc người bệnh COVID-19 mức độ nhẹ có bệnh lý nền được coi như mức độ trung bình.

molnupiravir-24222m-1646052932619-16460529330601705813105-164605296052115081903-16460532311511635253811.jpeg
Thuốc điều trị COVID-19 chứa hoạt chất Monulpiravi

Liều dùng: 800 mg/lần, uống 2 lần/ngày trong 5 ngày.

Molnupiravir không được khuyến cáo sử dụng trong thời kỳ mang thai. Không khuyến cáo F0 là phụ nữ nuôi con nhỏ cho con bú trong thời gian điều trị và trong 4 ngày sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Đồng thời, không được phép sử dụng thuốc cho bệnh nhân dưới 18 tuổi vì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của xương và sụn. 

Molnupiravir có thể ảnh hưởng đến tinh trùng của nam giới, nên sử dụng một phương pháp tránh thai tin cậy trong thời gian điều trị và ít nhất 3 tháng sau liều Molnupiravir cuối cùng.

Remdesivir được dùng cho trẻ dưới 12 tuổi

Theo cập nhật hướng dẫn mới nhất thuốc Remdesivir chỉ dùng cho bệnh nhân nội trú mức độ nhẹ và có ít nhất một yếu tố nguy cơ tiến triển nặng hoặc mức độ trung bình và nặng nhưng khởi phát bệnh chưa quá 10 ngày, đồng thời có suy hô hấp phải thở oxy, thở oxy lưu lượng dòng cao (HFNC), hoặc thở máy không xâm nhập. 

Nên phối hợp với corticoid (ưu tiên dexamethason).

Với các trường hợp đã được điều trị bằng Remdesivir trước khi thở máy xâm nhập hoặc ECMO thì có thể tiếp tục dùng Remdesivir cho đủ liệu trình.

Thuốc được cấp phép sử dụng cho trẻ em dưới 12 tuổi, thực hiện theo hướng dẫn chẩn đoán, điều trị COVID-19 ở trẻ em. Người từ 12 tuổi trở lên và cân nặng hơn 40kg: ngày đầu 200mg, những ngày sau 100mg/ngày, truyền tĩnh mạch một lần trong 30 - 120 phút.

Không khuyến cáo sử dụng thuốc với phụ nữ có thai và nuôi con bằng sữa mẹ. Theo dõi người bệnh trong thời gian truyền và trong vòng 1 giờ sau truyền để phát hiện, xử trí kịp thời phản vệ cũng như các phản ứng. 

Ngưng sử dụng thuốc nếu ALT tăng trên 5 lần giới hạn trên bình thường trong quá trình điều trị.

Bộ Y tế cũng cho biết chưa có đủ thông tin khuyến cáo sử dụng thuốc cho người bệnh có mức lọc cầu thận ước tính eGFR thấp hơn 30 mL/phút.

Xem thêm
Thuốc giảm cân có thể ngăn ngừa ung thư liên quan đến béo phì

Nghiên cứu mới ở Hoa Kỳ cho thấy nhóm thuốc GLP-1 không chỉ giảm cân mà còn làm giảm nguy cơ ung thư liên quan đến béo phì, đặc biệt ở nữ giới.

Người tiêu dùng thông minh và nhà sản xuất thông thái

Người tiêu dùng thông minh dường như là một mỹ danh hơi khiên cưỡng, nếu cộng đồng không có hành động cần thiết để hình thành những nhà sản xuất thông thái.

Sản nghiệp riêng sa sút làm sao góp tài sản chung hôn nhân?

Sản nghiệp riêng của mỗi người luôn là một yếu tố đáng cân nhắc kỹ lưỡng, khi mong muốn có được cuộc hôn nhân thực sự xứng đôi vừa lứa.

Bệnh tim mạch không còn nguy hiểm với người hiểu biết

Bệnh tim mạch từng được Tổ chức Y tế thế giới xếp vào loại nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên phạm vi toàn cầu. Thế nhưng, bây giờ, mọi thứ đang thay đổi.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.