| Hotline: 0983.970.780

Bảo vệ môi trường nuôi biển để phát triển bền vững: [Bài 4] Người nuôi là hạt nhân bảo vệ môi trường

Thứ Sáu 15/12/2023 , 08:34 (GMT+7)

Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của người nuôi và người dân sống ven biển trong việc bỏ rác đúng nơi quy định được ngành chức năng tỉnh Ninh Thuận chú trọng.

Nhiều nguồn rác thải ảnh hưởng môi trường nuôi

Những năm qua, tỉnh Ninh Thuận phát triển khá mạnh ngành nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng nuôi chủ yếu là tôm hùm và cá biển như cá bớp, cá chim, cá mú…

Theo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, năm 2023, toàn tỉnh có khoảng 222 bè nổi với 3.562 lồng nuôi tôm hùm và khoảng 800 lồng với 50 hộ nuôi cá biển, tập trung chủ yếu tại các khu vực C1, C2, Mỹ Tân, Cà Ná… sản lượng thương phẩm đạt hơn 11.000 tấn, tăng hơn 12% so với cùng kỳ.

Ninh Thuận phát triển khá mạnh ngành nuôi trồng thủy sản lồng bè, chủ yếu nuôi tôm hùm và cá biển như cá bớp, cá chim, cá mú... Ảnh: PC.

Ninh Thuận phát triển khá mạnh ngành nuôi trồng thủy sản lồng bè, chủ yếu nuôi tôm hùm và cá biển như cá bớp, cá chim, cá mú... Ảnh: PC.

Theo lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận, mặc dù vùng biển của tỉnh chủ yếu là biển hở, lượng bè nuôi còn thưa nhưng thời gian qua, môi trường tại các vùng nuôi bị suy giảm, dẫn đến việc nuôi trồng bị ảnh hưởng theo. Nguyên nhân chủ yếu do nước thải từ các ao nuôi tôm, ốc hương xả thải trực tiếp làm môi trường ngày càng ô nhiễm hữu cơ, giảm chất lượng nước ngầm và nước biển ven bờ.

“Lượng rác thải từ các tàu đánh cá và các lồng bè nuôi thủy sản không thu gom đúng nơi quy định. Đặc biệt, vào mùa gió Nam, lượng rác thải theo các dòng hải lưu dồn về rất nhiều và rác tại các cửa sông đổ ra khiến một lượng lớn rác thải bị tồn đọng tại các vùng nuôi, làm cho môi trường nước bị suy giảm”, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận cho biết.

Trước tình hình đó, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận đã kết hợp với chính quyền các địa phương vùng biển triển khai kế hoạch tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về công tác bảo vệ môi trường biển. Bên cạnh đó, quản lý chặt chẽ vùng nuôi, hướng dẫn một số hộ nuôi có điều kiện áp dụng tiêu chuẩn GAP vào hoạt động nuôi tôm thương phẩm, hướng dẫn ghi chép nhật ký ao nuôi phục vụ truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

Đồng thời, Chi cục Thủy sản Ninh Thuận cũng chú trọng công tác quan trắc môi trường và cảnh báo dịch bệnh tại các vùng nuôi tập trung của tỉnh, kịp thời đưa ra các cảnh báo, khuyến cáo về tình hình dịch bệnh cũng như ô nhiễm môi trường.

“Chúng tôi triển khai công tác quan trắc cảnh báo môi trường định kỳ 1 lần/tháng, đột xuất hoặc tăng cường tại các vùng nuôi sản xuất tập trung và các khu vực nước thải”, lãnh đạo Chi cục Thủy sản Ninh Thuận nói.

Người nuôi là hạt nhân bảo vệ môi trường

Nhóm nuôi biển Đông Hải, TP Phan Rang - Tháp Chàm, Ninh Thuận có 50 hộ với khoảng 600 ô lồng nuôi chủ yếu tôm hùm và cá biển. Thời gian qua, do người nuôi vứt rác bừa bãi trên biển, cùng với lượng rác thải từ nơi khác dồn về đã làm môi trường nước vùng nuôi ảnh hưởng.

Hiện nay, môi trường nước tại các vùng nuôi ở Ninh Thuận đã được cải thiện, năng suất thu hoạch cao hơn trước. Ảnh: PC.

Hiện nay, môi trường nước tại các vùng nuôi ở Ninh Thuận đã được cải thiện, năng suất thu hoạch cao hơn trước. Ảnh: PC.

Ông Phan Văn Hoa, Trưởng nhóm nuôi biển Đông Hải cho biết, trước đây bà con tại các bè nuôi xả rác từ túi đựng thức ăn và rác thải sinh hoạt trực tiếp xuống biển. Cùng với đó, lượng thức ăn cho tôm, cá ăn hàng ngày còn dư thừa nhưng không thu gom mà xả thẳng xuống đáy biển, điều này diễn ra trong thời gian dài khiến cho nguồn nước tại các bè nuôi bị suy giảm.

“Nguồn nước ô nhiễm làm cho việc thả giống của các hộ bị hao hụt nhiều, các cá thể nuôi thường xuyên mắc các loại bệnh như bệnh sữa, lở loét, mù mắt… dẫn đến năng suất thu hoạch không cao”, ông Hoa nói.

Để bảo vệ môi trường vùng nuôi, ông Hoa đã tuyên truyền, vận động bà con tại các bè nuôi thu gom rác thải, thức ăn dư thừa vào các thùng xốp và túi lưới mang vào bờ xử lý, tránh trường hợp xả thẳng xuống biển. Bên cạnh đó, ông cũng đề xuất với chính quyền địa phương tổ chức các ghe thu gom rác tại các bè nuôi.

Đến nay, bà con nhóm nuôi biển Đông Hải đã ý thức hơn trong việc thu gom rác đúng nơi quy định, giúp cho vùng nước nuôi được sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số người chưa có ý thức nên còn xảy ra tình trạng xả rác trực tiếp xuống biển, gây bức xúc cho các hộ nuôi khác.

Theo ông Hoa, việc bảo vệ môi trường vùng nuôi phải xuất phát từ ý thức của mỗi người nuôi. Việc người nuôi cùng nhau đồng hành sẽ tạo ra hiệu ứng lan tỏa rộng hơn đến với các hộ nuôi khác, vậy mới thành công được. Cùng với đó, cần có sự vào cuộc của chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền để nâng cao ý thức của người nuôi trong việc bảo vệ môi trường.

Thời gian qua, nhờ việc thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân chung tay bảo vệ môi trường biển, đồng thời đưa ra những lợi ích mà việc bảo vệ môi trường mang lại, đến nay, ý thức của người dân đã được nâng cao, môi trường nước tại các vùng nuôi đã được cải thiện rõ rệt, năng suất thu hoạch cao hơn trước.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.