Đó là kiến nghị của đại biểu tại phiên thảo luận “Dữ liệu và chiến lược nội dung vượt trội” trong khuôn khổ Hội Báo toàn quốc năm 2024 được tổ chức chiều 15/3.
Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Vũ Minh Việt chia sẻ tại Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.
"Kho vàng" dữ liệu báo chí
Phát biểu tại Phiên thảo luận trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc năm 2024, PGS.TS Đỗ Thị Thu Hằng, Trưởng ban Nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, báo chí dữ liệu có vị trí trung tâm và vai trò cốt lõi trong tiến trình phát triển báo chí số trên thế giới và Việt Nam. Đây là giải pháp mạnh để thực thi chiến lược nội dung vượt trội, nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ quan báo chí.
Về việc ứng dụng khoa học dữ liệu vào báo chí, PGS.TS Trần Quang Diệu, Giám đốc Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng, từ báo chí dữ liệu có thể tạo ra tuyến bài báo chí dễ dàng, mạnh mẽ. Với báo chí dữ liệu, công nghệ đẩy các cơ quan báo chí buộc phải tận dụng và tiếp tục có sự liên kết với nhau.
PGS.TS Trần Quang Diệu cho rằng, ngoài dữ liệu mở, cần xây dựng hệ sinh thái dữ liệu báo chí truyền thông chuyên nghiệp, hiện đại, hướng tới báo chí số. Dữ liệu dùng chung cho các cơ quan báo chí giúp phát huy những cái đang có, đồng thời khi cần, có thể chia sẻ với nhau tạo nên nền tảng chung, một kho dữ liệu dùng chung để bớt đi sự lo ngại với những tác động không tốt của AI.
“Các cơ quan báo chí có một “kho vàng” dữ liệu đang lưu trữ trong thời gian gần đây. Khi dữ liệu đó được liên kết, được chia sẻ, đồng thời được phân tích thì chúng ta có thể chọn lọc tạo nên tuyến bài mới tốt hơn, hiệu quả hơn. Hiện tại các cơ quan báo chí đang dừng ở mức tương đối độc lập, chưa có sự liên kết, chưa có sự chia sẻ”, PGS.TS Trần Quang Diệu nhận định.
Theo đó, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông cần tham mưu, hoàn thiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước. Hội Nhà báo Việt Nam có vai trò dẫn dắt, tư vấn xây dựng các mô hình quản lý và mô hình nghiệp vụ của các cơ quan báo chí trong xây dựng hệ sinh thái này.
ThS Trần Lệ Thùy, Chuyên gia báo chí truyền thông chia sẻ về báo chí dữ liệu. Ảnh: Nguyễn Thủy.
Nội dung là Vua, công nghệ là Nữ Hoàng
Phân tích sâu hơn về báo chí dữ liệu, ThS Trần Lệ Thùy, Chuyên gia báo chí truyền thông cho rằng, các bài báo đạt giải báo chí thường là những tác phẩm ứng dụng tốt các phần mềm đồ họa, dữ liệu... Hiện nay, nguồn dữ liệu hiện phần lớn được công khai, tuy nhiên điều quan trọng là vai trò của nhà báo về kể chuyện dữ liệu một cách hấp dẫn, có hình ảnh tương tác, đồ họa 3D...
Bên cạnh đó, dữ liệu cũng phục vụ rất tốt cho thể loại báo chí điều tra. “Bộ dữ liệu lớn, phân tích tốt, viết hấp dẫn bạn đọc sẽ cạnh tranh với mạng xã hội và AI. Các tòa soạn báo chí Việt Nam nên quan tâm đến phát triển báo chí dữ liệu, trở thành nghiệp vụ không thể thiếu của nhà báo. Nghiệp vụ dữ liệu đi cùng với kỹ năng sản xuất tác phẩm báo chí có thể đảm bảo tính công bằng, chính xác, cân bằng trong tác phẩm báo chí, xây dựng lòng tin đối với độc giả. Đây là một chiến lược quan trọng trong xây dựng nội dung vượt trội.
Nội dung vượt trội khi cơ quan báo chí đổi mới sáng tạo cả 4 lĩnh vực chiến lược sản phẩm dịch vụ, lĩnh vực hoạt động nghiệp vụ, lĩnh vực công chúng - khách hàng và kinh tế báo chí truyền thông”, bà Thùy khuyến nghị.
Theo ông Ngô Việt Anh, Phó Trưởng Ban Điện tử Báo Nhân dân, nếu kết hợp tốt báo chí dữ liệu với công nghệ sẽ tạo ra nhiều hiệu quả. Nó sẽ là thanh nam châm thu hút rất nhiều độc giả, giúp báo chí duy trì sự khác biệt với mạng xã hội.
Báo chí dữ liệu, báo chí giải pháp
Chia sẻ tại buổi tọa đàm, ông Vũ Minh Việt, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết, năm 2021, Đề án phát triển Báo Nông nghiệp Việt Nam đến năm 2030 được Bộ trưởng Bộ NN-PTNT phê duyệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 362 về quy hoạch báo chí.
Đề án này xác định, Báo Nông nghiệp Việt Nam phát triển bền vững phải gắn với Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn và phải đi theo con đường chuyên sâu, chuyên biệt, giải pháp dữ liệu. Đó là mục tiêu lớn nhất.
Video giới thiệu về sự phát triển của Báo Nông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay được trình chiếu tại Hội Báo toàn quốc 2024. Ảnh: Nguyễn Thủy.
"Trong sinh hoạt Đảng bộ và chuyên môn, chúng tôi luôn luôn nhắc lại câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Báo Tấc Đất (Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày nay) sẽ chỉ bảo cho anh em nhà nông làm thế nào cho nông nghiệp mau chóng tiến bộ”, chúng tôi thấm nhuần câu nói ấy", Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam nói và cho biết, năm 2023, Báo thực hiện 200 bộ phim, cuốn sách, chuyên đề, có những chuyên đề tới 40 kỳ, để đưa đến những bài báo dữ liệu, phân tích, giải pháp cho người nông dân và doanh nghiệp. Từ đó, góp phần vào tăng trưởng chung của ngành nông nghiệp trong năm 2023 với sự tăng trưởng tốt của các sản phẩm nông sản chủ lực.
Nhờ cách làm đó, đến nay Báo đã có độc giả, có nguồn thu từ việc phát triển báo chí dữ liệu và giải pháp, góp phần đóng góp vào việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của Bộ, ngành. Năm 2024, Bộ NN-PTNT, ngành nông nghiệp, nông dân, doanh nghiệp nông nghiệp rất cần các sản phẩm báo chí giải pháp của Báo Nông nghiệp Việt Nam nói riêng và các cơ quan báo chí nói chung, góp phần thúc đẩy tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Hy vọng các sản phẩm chủ lực của nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng trưởng tốt.
"Chúng ta nên cung cấp, bán cái mà độc giả quan tâm, đừng cung cấp, mang bán những cái chúng ta đang có. Trong từng sản phẩm báo chí, chúng tôi quan niệm ở đó có tâm hồn của nhân vật, ở đó có cảm xúc, trách nhiệm của người viết, có văn hóa, có đời sống của dân cư và ở đó có giá trị lịch sử của vùng đất, xã hội, địa phương đó. Cần tích hợp đa giá trị vào sản phẩm báo chí...", Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam Vũ Minh Việt nói.
Hải Phòng Ngày 7/5, tại TP Hải Phòng, Quân chủng Hải quân tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Hải quân nhân dân Việt Nam và đón nhận Huân chương Hồ Chí Minh.
Làm việc với Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Hoa Kỳ-Trung Quốc, Thủ tướng đề nghị đưa Việt Nam ra khỏi danh sách kiểm soát xuất khẩu chiến lược D1, D3.
Đại biểu Quốc hội kiến nghị cần có cơ chế kiểm tra, giám sát việc phân quyền, tránh lạm quyền, đồng thời hoàn thiện quy định về tổ chức bộ máy chính quyền.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cán bộ, công chức, viên chức vào diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi trong bối cảnh tinh giản biên chế.
Ngày 7/6/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 484/QĐ-TTg về tổ chức Tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2025 (viết tắt là TĐTNN 2025).
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Xây dựng văn kiện Đại hội là nhiệm vụ chính trị đặc biệt quan trọng, thể hiện tầm nhìn và khát vọng phát triển của toàn ngành Nông nghiệp và Môi trường.
Về nguyên tắc quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đề nghị nghiên cứu, cân nhắc theo hướng quản lý mức độ rủi ro.
Đại biểu Quốc hội đề xuất bổ sung cán bộ, công chức, viên chức vào diện tham gia bảo hiểm thất nghiệp để bảo đảm quyền lợi trong bối cảnh tinh giản biên chế.
YÊN BÁI Huyện Trấn Yên chỉ đạo các doanh nghiệp khai thác khoáng sản tập trung gia cố hồ đập, hạn chế thấp nhất rủi ro thiệt hại trong mùa mưa lũ đang cận kề.