
World Press Photo đình chỉ quyền tác giả của bức ảnh ‘Em bé Napalm’.
Ngày 16/5, World Press Photo đã chính thức đình chỉ quyền tác giả đối với bức ảnh mang tính biểu tượng về Thế chiến Hai - tác phẩm Em bé Napalm.
Bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một cô bé hoảng loạn chạy khỏi cuộc tấn công bằng bom napalm trong Chiến tranh Việt Nam, nhanh chóng gây chấn động dư luận quốc tế và để lại dấu ấn sâu đậm trong ký ức lịch sử toàn cầu.
Suốt nhiều thập kỷ, bức ảnh Em bé Napalm vẫn thường gắn với tên tuổi Huỳnh Công Út, hay còn gọi là Nick Út, một nhiếp ảnh gia trẻ người Việt từng công tác tại Associated Press (AP) và có sự nghiệp báo chí được đánh giá cao.
Chia sẻ quan điểm cá nhân, bà Joumana El Zein Khoury - Giám đốc điều hành World Press Photo - khẳng định: Trong bối cảnh phức tạp, sự dũng cảm thừa nhận những hoài nghi và nhìn nhận đa chiều từ chứng cứ lịch sử rất quan trọng.
“Triết lý này đặc biệt có ý nghĩa trong lĩnh vực báo ảnh và nhiếp ảnh tài liệu. Đây là nền tảng để chúng tôi tiếp cận vụ việc lần này”, bà viết.
Với vai trò là tổ chức tổ chức cuộc thi thường niên thu hút hàng chục nghìn tác phẩm từ khắp nơi trên thế giới, World Press Photo luôn đặt quy trình đánh giá công tâm, minh bạch và chặt chẽ làm nguyên tắc cốt lõi.
Thời gian qua, World Press Photo đã khởi động quá trình điều tra độc lập về quyền tác giả bức ảnh Em bé Napalm. Các chứng cứ lịch sử đã đặt ra nghi vấn đối với tác giả được ghi nhận lâu nay, đồng thời đưa ra lập luận rằng bức ảnh nhiều khả năng do Nguyễn Thành Nghệ chụp lại. Ông Nghệ là cộng tác viên người Việt của AP trong Thế chiến Hai.

Nick Út, người được cho là tác giả ảnh 'Em bé Napalm' và bà Phan Thị Kim Phúc, nhân vật 'Em bé Napalm' chụp ảnh cùng nhau vào tháng trước tại Milan, Ý. Ảnh: Pier Marco Tacca/Getty Images.
Điều đáng lưu ý là các cuộc điều tra có một điểm chung. Mặc dù trong nhiều thập kỷ, Nick Út thường được ghi nhận là tác giả bức ảnh, nhưng các bằng chứng hiện có lại cho thấy khả năng cao rằng Nguyễn Thành Nghệ mới là người đã bấm máy, đồng thời cũng không loại trừ khả năng Huỳnh Công Phúc, một nhiếp ảnh gia khác, đã ở vào vị trí thuận lợi hơn để chụp khoảnh khắc này.
Bộ phim tài liệu The Stringer đưa ra lập luận rõ ràng rằng Nguyễn Thành Nghệ là tác giả thực sự.
Trong khi đó, Associated Press kết luận rằng không có bằng chứng xác thực nào phủ nhận vai trò của Nick Út, do đó vẫn giữ nguyên việc ghi nhận tác giả như trước.
Tuy nhiên, World Press Photo đã chọn một hướng tiếp cận khác. “Dựa trên các thủ tục đánh giá nội bộ, chúng tôi nhận định rằng mức độ nghi ngờ hiện nay là quá lớn để tiếp tục ghi nhận tác giả như cũ”, thông tin đăng trên trang chủ của tổ chức.
Đồng thời, do chưa có bằng chứng thuyết phục xác lập một nhiếp ảnh gia khác là người chụp bức ảnh Em bé Napalm, việc chỉ định lại tác giả lúc này cũng chưa thể thực hiện.
Từ những căn cứ đó, World Press Photo đã tiến hành hai bước quan trọng nhằm phản ánh cách tiếp cận thận trọng và trung thực.
Thứ nhất, việc ghi nhận quyền tác giả cho Nick Út đối với bức ảnh Em bé Napalm đã chính thức bị tạm dừng. Quyết định này sẽ tiếp tục được duy trì cho đến khi có bằng chứng xác thực củng cố hoặc bác bỏ hoàn toàn danh tính tác giả ban đầu.
Thứ hai, cập nhật mô tả bức ảnh Em bé Napalm như sau: “Do nghi ngờ hiện tại, World Press Photo đã đình chỉ việc ghi nhận Nick Út. Bằng chứng hình ảnh và máy ảnh có thể được sử dụng vào ngày hôm đó đã cho thấy các nhiếp ảnh gia Nguyễn Thành Nghệ hoặc Huỳnh Công Phúc có thể đã ở vị trí tốt hơn để chụp bức ảnh.
Điều quan trọng là giải thưởng cho bức ảnh Em bé Napalm vẫn được giữ nguyên. Chỉ có quyền tác giả đang được xem xét. Đây vẫn là lịch sử bị tranh chấp và có khả năng tác giả của bức ảnh sẽ không bao giờ được xác nhận đầy đủ. Việc đình chỉ việc ghi nhận quyền tác giả vẫn được giữ nguyên trừ khi có bằng chứng khác”.
Theo đó, World Press Photo khẳng định trách nhiệm của một tổ chức 70 năm tuổi với di sản và tiếng nói trong làng báo ảnh.