| Hotline: 0983.970.780

Vương quốc Anh tụt lại trong cuộc chiến chống vi nhựa toàn cầu

Thứ Ba 06/05/2025 , 16:42 (GMT+7)

Sự thụ động trong kiểm soát vi nhựa khiến Vương quốc Anh đứng sau Mỹ và EU, làm dấy lên lo ngại về sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Các nhà khoa học hàng đầu cảnh báo Vương quốc Anh đang tụt lại phía sau trong cuộc chiến toàn cầu chống ô nhiễm vi nhựa. Đây là những mảnh nhựa siêu nhỏ đang lan tràn từ thực phẩm, nước uống đến không khí và thậm chí cả trong cơ thể con người. Thời gian qua, vi nhựa đã được phát hiện trong mô não và tinh hoàn người, với những lo ngại ngày càng gia tăng về khả năng ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn và thần kinh.

Dù tác động của vi nhựa đối với sức khỏe vẫn đang được nghiên cứu, một số bằng chứng ban đầu đã chỉ ra mối liên hệ với đột quỵ, nhồi máu cơ tim và rối loạn nội tiết. Tuy nhiên, các biện pháp kiểm soát tại Anh hiện mới chỉ dừng lại ở lệnh cấm vi hạt trong mỹ phẩm. Các chuyên gia cho rằng, đây là bước đi  "quá chậm và thiếu hiệu lực trước quy mô của khủng hoảng".

Vi nhựa đã làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh Everest đến những đại dương sâu nhất. Ảnh: Alamy.

Vi nhựa đã làm ô nhiễm toàn bộ hành tinh, từ đỉnh Everest đến những đại dương sâu nhất. Ảnh: Alamy.

Không chỉ là vấn đề môi trường, đây là bài toán sức khỏe cộng đồng

Vi nhựa hiện diện ở khắp nơi: trong bụi không khí, trong các bữa ăn, trong nước đóng chai, và cả trong mô người. Một nghiên cứu tại Mỹ đã phát hiện vi nhựa trong 100% mẫu tinh hoàn kiểm tra, với mật độ lên tới hàng nghìn hạt/gram. Một nghiên cứu khác tại Hà Lan cho thấy các hạt vi nhựa có thể đi xuyên qua hàng rào máu não, vốn được xem là lớp phòng vệ cuối cùng của cơ thể.

Trong lĩnh vực nông nghiệp, vi nhựa còn xâm nhập đất canh tác qua bùn thải từ các nhà máy xử lý nước. Ngoài ra, việc sử dụng nilon phủ luống trong canh tác cũng góp phần làm ô nhiễm đất ở quy mô lớn. Theo các nhà khoa học, đất canh tác bị ô nhiễm vi nhựa có thể mất dần khả năng giữ nước, giảm độ phì nhiêu và ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Các chuyên gia cho rằng, để giải quyết tận gốc vấn đề, chính phủ cần đưa ra một lộ trình hành động rõ ràng với các mục tiêu cụ thể, ngân sách nghiên cứu, và quy định bắt buộc cho các ngành có lượng phát thải lớn như dệt may, nông nghiệp và xử lý nước. Giáo sư Fay Couceiro từ Đại học Portsmouth cảnh báo: “Nếu không có hành động quyết liệt, hậu quả sẽ là lâu dài, thậm chí không thể đảo ngược, không chỉ với môi trường mà cả với sức khỏe cộng đồng và nền kinh tế.”

Chậm trễ sẽ đánh mất cả môi trường và vị thế toàn cầu

Trong khi Mỹ và Liên minh châu Âu đã có các quy định giới hạn vi nhựa trong nước uống và đang xúc tiến lộ trình cắt giảm phát thải đến năm 2030, Anh vẫn thiếu một chiến lược quốc gia bài bản. Tiến sĩ Antaya March, Giám đốc Trung tâm Chính sách Nhựa Toàn cầu tại Đại học Portsmouth, khẳng định: "Nước Anh cần một kế hoạch toàn diện, phối hợp liên ngành và dựa trên kinh nghiệm quốc tế, để đảm bảo chính sách thống nhất và đủ tầm nhìn dài hạn".

Các đại dương bị ô nhiễm rác thải nhựa. Ảnh minh họa.

Các đại dương bị ô nhiễm rác thải nhựa. Ảnh minh họa.

Một đề xuất đang được nhiều nhà khoa học ủng hộ là thiết kế lại sản phẩm từ đầu, tức là loại bỏ hoàn toàn vi nhựa trong quy trình sản xuất, thay vì chỉ tập trung xử lý khi chúng đã phát tán ra môi trường. Với ngành dệt may, cần có quy chuẩn bắt buộc để quần áo hạn chế rụng sợi nhựa khi giặt; còn trong lĩnh vực nông nghiệp, cần kiểm soát nghiêm ngặt việc sử dụng màng phủ và bùn thải.

“Chúng ta không thể hành động như thể đây là vấn đề tương lai. Vi nhựa đã ở quanh ta và trong ta. Mỗi ngày chậm trễ là một ngày gánh nặng thêm lên môi trường, cơ thể và tương lai của chúng ta,” giáo sư Couceiro nhấn mạnh.

Xem thêm
Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.

Từ du lịch xanh đến đô thị xanh ở Ai Cập

Nằm giữa dãy núi Sinai và Biển Đỏ, Sharm El-Sheikh đã chuyển mình từ một làng chài yên tĩnh thành đô thị xanh bền vững cho ngành du lịch của Ai Cập.

Nga: Cây cầu 60 tấn bị trộm đem bán phế liệu

Cảnh sát Nga đang điều tra vụ trộm một cây cầu đường sắt khổng lồ ở phía tây đất nước dường như đã được bán phế liệu với giá chỉ hơn 15.000 USD.