| Hotline: 0983.970.780

Vó đèn, ngư cụ đánh bắt tận diệt trên hồ Thác Bà

Thứ Ba 14/07/2009 , 09:32 (GMT+7)

Hơn mười năm nay, khi ngư dân trang bị được thuyền máy, lưới rộng và đa dạng kích cỡ mắt lưới thì sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng khủng khiếp...

Hồ Thác Bà là hồ nước nhân tạo có diện tích mặt nước 19.050 ha, hồ không chỉ phục vụ cho nhà máy thuỷ điện Thác Bà mà còn là nơi cung cấp nguồn lợi thuỷ sản nước ngọt lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc. Nhưng với việc phát triển công cụ đánh bắt vó đèn đang đe doạ những loài thuỷ sinh trên hồ trước nguy cơ tận diệt…

Tổng diện tích hồ Thác Bà là 32.000 ha, diện tích mặt nước ở cốt 58m là 19.050 ha, nằm gọn trong hai huyện Yên Bình và Lục Yên, có 32 xã tiếp giáp với hồ. Năm 1970 hoàn thành công trình thuỷ điện Thác Bà, hàng ngàn ha ruộng dọc bờ sông Chảy và trong các hẻm núi bị chìm dưới lòng hồ. Bởi thế, cuộc sống của hàng ngàn hộ dân sống xung quanh hồ do mất ruộng một phần sống dựa vào nương rẫy, trồng rừng và đánh bắt cá tôm trên hồ.

Trung tâm thuỷ sản Yên Bái thống kê, trung bình mỗi ngày có khoảng 500-600 người đánh bắt cá chuyên nghiệp hoạt động trên hồ. Về mùa mưa, bắt đầu từ cuối tháng 6 đầu tháng 7 khi nước lũ đầu nguồn đổ về cùng là mùa đánh bắt cá tấp nập, mỗi ngày có vài ngàn người ra hồ đánh bắt thuỷ sản. Sản lượng đánh bắt cá, tôm trong những năm gần đây tăng rất nhiều so với nhiều năm trước. Mấy chục năm trước khi công cụ và phương tiện đánh bắt cá còn thủ công, năm cao nhất cũng chỉ đánh bắt được 700-800 tấn cá, tôm/năm.

Hơn mười năm nay, khi ngư dân trang bị được thuyền máy, lưới rộng và đa dạng kích cỡ mắt lưới thì sản lượng thuỷ sản đánh bắt tăng khủng khiếp. Hiện nay, theo tính toán của cơ quan chuyên môn trung bình mỗi năm số lượng cá, tôm đánh bắt trên hồ Thác Bà trên 1.500 tấn, trong đó cá thông thường 1.200 tấn, tôm 300 tấn, chưa kể cá Tiểu bạc khoảng một vài trăm tấn. Vì thế, nguồn thuỷ sản trên hồ ngày càng cạn kiệt. Mặc dù mỗi năm Trung tâm Thuỷ sản Yên Bái thả xuống hồ Thác Bà từ 200-250 triệu con cá giống các loại, để bổ sung nguồn lợi thuỷ sản cho hồ. 

Ba năm trở lại đây trên hồ Thác Bà xuất hiện phương pháp đánh bắt cá bằng vó đèn. Các vó đèn có kích thước 20m x 20m, diện tích giăng trên mặt nước 400m2. Tuy nhiên nhiều vó đèn có vàng lưới rộng trên 1.000m2, mắt lưới dày từ 0,8-1cm. Công nghệ đánh bắt cá vó đèn tiến hành trong đêm, khi mặt trời khuất núi là họ thả lưới dưới đáy hồ dùng đèn công suất 500W để dụ những loài cá ăn đèn về khu vực giăng lưới, nhiều nhất là những loài cá: Ngão, tép dầu, mương, thiểu…trong số đó có cá Tiểu bạc về kiếm ăn.

Ông Nguyễn Ngọc Thắng- GĐ Trung tâm Thuỷ sản Yên Bái cho hay: UBND tỉnh Yên Bái đã có chỉ thị về việc tăng cường quản lý vó đèn, Trung tâm đã thu giữ gần 50 vó đèn.

Do cuộc sống của nhiều hộ dân đều trông vào việc đánh bắt cá nên việc xử lý triệt để vó đèn cũng gặp nhiều khó khăn…

Với mắt lưới dày và diện tích các vó chiếm mặt nước rộng như vậy, thì không một con cá nào lọt vào khu vực giăng vó chạy thoát. Các chủ vó mỗi đêm hai lần kéo lưới, đêm càng tối thì số lượng cá về càng nhiều, mỗi mẻ cất vó được trung bình từ 30-50 kg cá các loại. Anh Nguyễn Trung Cường ở xã Mông Sơn mua một vó đèn rộng 400m2 hết 7 triệu, mỗi đêm cất vó được từ 30-50kg cá các loại, xã Mông Sơn hiện có gần 20 hộ gia đình đánh bắt cá bằng vó đèn. Đêm trên hồ vào những đêm không trăng trên các bãi cá khắp vùng hồ Thác Bà đèn điện trên các vó đèn sáng trưng, chẳng khác gì thành phố nổi.

Theo thống kê của Trung tâm Thuỷ sản, hồ Thác Bà hiện có khoảng trên 150 vó đèn đánh bắt cá bằng đèn công suất lớn, trung bình mỗi đêm số vó đèn này đánh bắt từ 4,5-6 tấn cá các loại, trong đó cá Tiểu bạc khoảng từ 300- 500kg. Giá cá Tiểu bạc từ 35.000-40.000đ/kg, còn các loại cá tạp chỉ bán được với giá 3.000-5.000đ/kg, rẻ hơn cả rau. Do đánh bắt bằng vó đèn nên trữ lượng cá trong hồ sụt giảm rất nhanh, sản lượng cá mà các ngư dân đánh bắt hiện nay cũng giảm nhiều. Tuy nhiên, do cuộc sống mà chưa hộ nào gỡ vó đèn lên bờ chuyển nghề, đêm đêm họ vẫn hạ vó giăng đèn. Điều đó đồng nghĩa với việc các loài thuỷ sản trên hồ Thác Bà đứng trên bờ tận diệt.

Xem thêm
Pakistan muốn bắt tay Việt Nam phát triển trục logistics nông sản xanh

Đại sứ Kohdayar Marri kỳ vọng hai nước đẩy mạnh hợp tác về giống cây trồng và sáng kiến tăng trưởng xanh, lấy nông nghiệp làm nền tảng kết nối lâu dài.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Ống thép Hòa Phát không bị Mỹ áp thuế chống bán phá giá

Từ ngày 5/5, Hòa Phát xuất khẩu sản phẩm thép hộp vào Mỹ và thực hiện quy trình tự chứng nhận xuất xứ mà không bị áp thuế chống bán phá giá.

Thúc đẩy tín dụng xanh ‘mở đường’ chuyển đổi xanh ở các khu công nghiệp

Thúc đẩy tín dụng xanh hỗ trợ sự hình thành, nhân rộng các khu công nghiệp xanh, góp phần để Việt Nam thực hiện cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.