Xử lý tốt phụ phẩm lúa gạo, ĐBSCL sẽ tiết kiệm được 1,4 triệu tấn phân bón

Lê Hoàng Vũ – Hồ Thảo - Thứ Tư, 03/07/2024 , 06:15 (GMT+7)

Rơm rạ, trấu cứ nghĩ là những thứ bỏ đi và gây biết bao phiền phức nhưng qua tái tạo giờ đây đã trở thành nguồn nguyên liệu có giá trị cao.

Phụ phẩm trong sản xuất lúa gạo không chỉ tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị kinh tế cao mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Tận dụng rơm rạ giúp ĐBSCL tiết kiệm khoảng 1,4 triệu tấn phân NPK

Các loại phụ phẩm nông nghiệp tái tạo không chỉ tạo thêm nhiều sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao, mà còn giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, tăng thu nhập cho nông dân và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Nhiều nghiên cứu khoa học đã cho thấy, ở ĐBSCL, với diện tích canh tác mỗi năm trên 4 triệu ha lúa, nếu xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ, nông dân sẽ tiết kiệm được khoảng 1,4 triệu tấn phân NPK.

Theo các chuyên gia nông nghiệp, khi thu hoạch 1ha lúa, nếu xử lý rơm rạ để làm phân hữu cơ sẽ trả lại cho đất giá trị dinh dưỡng tương đương 100kg phân đạm, 50kg phân lân và 200kg phân kali. Thế nhưng từ lâu, phần lớn phụ phẩm này được nhà nông đốt bỏ hoặc thải ra môi trường, vừa gây ảnh hưởng tới môi trường vừa khiến đất bạc màu.

Mặc dù ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng hiện không ít nông dân vẫn còn đốt rơm rạ trên đồng (đốt đồng), gây nhiều hệ lụy.

Đang đốt đồng hơn 1ha ruộng lúa của gia đình nằm cặp tuyến tỉnh lộ 922 để chuẩn bị làm đất gieo sạ lại vụ hè thu, ông Trần Minh Trí ở xã Định Môn (huyện Thới Lai, TP Cần Thơ) cho biết: “Tôi và nhiều bà con ở cánh đồng này từ lâu đã có thói quen đốt đồng để tiêu diệt nấm bệnh, côn trùng gây hại còn trú ngụ trong rơm rạ. Ngoài ra, việc đốt đồng theo tôi nghĩ còn tạo ra một lượng phân tro từ rơm rạ để làm phân bón cho cây lúa ở vụ kế tiếp”.

Mặc dù ngành chức năng đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhưng hiện không ít nông dân ĐBSCL vẫn còn đốt rơm rạ trên đồng. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bà Phạm Thị Minh Hiếu, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV TP Cần Thơ khuyến cáo, vào đầu mùa khô, khi chuẩn bị đất cho vụ lúa hè thu, nhà nông cần cày ải, kết hợp vùi rơm rạ vào đất. Đây là cách làm hiệu quả, vừa ít tốn kém vừa tăng độ dày tầng canh tác, trả lại độ màu mỡ cho đất. Trong mùa mưa bão, nhà nông cũng có thể đưa rơm rạ ra khỏi đồng để xử lý làm phân hữu cơ phục vụ lại cho cây trồng, vừa giúp giảm chi phí, vừa hạn chế gây biến đổi khí hậu.

“Thời gian qua, ngành nông nghiệp TP Cần Thơ đã đẩy mạnh tuyên truyền về những tác hại của việc đốt đồng, qua đó đã giúp nhiều nông dân thay đổi thói quen canh tác, chuyển sang sử dụng cơ giới hóa để thu gom rơm rạ trước khi xuống giống vụ lúa tiếp theo. Đặc biệt thời gian tới đây, TP Cần Thơ thực hiện Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh tại ĐBSCL. Theo đó, ngành nông nghiệp Thành phố sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động để hạn chế thấp nhất việc nông dân đốt đồng, nhất là ở vụ đông xuân và hè thu”, bà Hiếu cho biết.

Những năm gần đây, việc đưa máy cuộn rơm vào hoạt động không chỉ giúp tăng thu nhập cho người trồng lúa từ 600 - 700 ngàn đồng/ha nhờ bán rơm mà còn góp phần phát triển nhiều ngành nghề ở nông thôn. Nhờ nguồn nguyên liệu rơm ổn định, hiện nghề trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở ĐBSCL. Đây là cách làm hiệu quả, không chỉ góp phần tăng thêm thu nhập cho nhiều gia đình mà nguồn rơm mục sau khi trồng nấm cũng trở thành nguyên liệu để xử lý làm phân hữu cơ bón cho cây trồng.

Hiện nay, có nhiều công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ chất lượng cao từ rơm rạ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

PGS.TS Nguyễn Văn Hùng, chuyên gia Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI) cho biết: Công nghệ sản xuất phân hữu cơ từ rơm giúp đảm bảo chất lượng, giá thành rẻ. Phân hữu cơ có tác dụng cải tạo đất, nâng cao chất lượng nông sản. Lợi thế khác biệt của công nghệ này là kết hợp giữa cơ khí (hay vật lý) và sinh hóa để tối ưu quá trình phân hủy rơm và chất lượng hữu cơ.

Ngoài việc tạo giá trị từ rơm rạ, việc dùng rơm ủ phân hữu cơ cũng góp phần giảm khí phát thải khí nhà kính so với việc chôn vùi rơm sau thu hoạch lúa. Hơn nữa, việc tránh đốt rơm rạ tại đồng là một trong những tiêu chí của bộ tiêu chuẩn sản xuất lúa gạo bền vững, tăng thu nhập và bảo vệ môi trường, đáp ứng xu thế phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ.

Tập huấn nông dân sử dụng phụ phẩm lúa gạo

Sản xuất lúa gạo không chỉ tác động đến môi trường do sử dụng tài nguyên đất, nước, sử dụng phân bón, thuốc hóa học mà các sản phẩm phụ như rơm rạ, vỏ trấu nếu không được thu gom sẽ gây ô nhiễm môi trường.

Tại Đồng Tháp, thời gian qua nông dân đã được tuyên truyền, tập huấn sử dụng sản phẩm phụ từ sản xuất lúa gạo như thu gom rơm để chất nấm rơm. Bên cạnh đó còn tận dụng rơm rạ để ủ phân hữu cơ bón cho cây trồng, còn vỏ trấu dùng sản xuất trấu viên để xuất khẩu...

Nhiều HTX ở Đồng Tháp hiện cũng tổ chức tập huấn cho các xã viên sử dụng sản phẩm phụ từ sản xuất lúa gạo, chủ yếu là thu gom rơm trồng nấm. Đây là mô hình thiết thực, hiệu quả, tạo việc làm trong lúc nông nhàn, tăng thu nhập, đặc biệt là giảm ô nhiễm môi trường, tránh gây ngộ độc hữu cơ cho vụ lúa tiếp theo. 

Nhờ nguồn nguyên liệu rơm ổn định, hiện nghề trồng nấm rơm phát triển khá mạnh ở ĐBSCL. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Trần Vũ Hiến, kiểm soát viên HTX nông nghiệp Phước Tiền (huyện Hồng Ngự, Đồng Tháp) cho biết: HTX có 2.600ha lúa, trong đó 1.800ha canh tác lúa 3 vụ/năm. Hiện HTX đang đầu tư xây dựng các công trình, thiết bị phục vụ sản xuất lúa đồng bộ như: Đường dẫn nước bằng bê tông, cống ngăn đê lộ, trạm bơm điện, đường giao thông nội đồng dài 10km…

Ngoài ra, các xã viên của HTX còn được ngành nông nghiệp tỉnh hỗ trợ tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật như “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” giúp giảm chi phí ở các khâu giống, phân và thuốc BVTV khoảng 30% so với canh tác truyền thống.

Nhiều năm qua, nông dân trong HTX rất phấn khởi và tự tin hơn nhờ hệ thống tưới tiêu khá tốt, lúa trồng trong đê bao nên nông dân rất yên tâm, không sợ mưa lũ gây ngập úng. Bên cạnh đó, HTX còn khuyến khích nông dân tận dụng rơm rạ, thay vì bán hoặc đốt bỏ thì thu gom về trồng nấm rơm để tăng thu nhập. Khi trồng nấm rơm xong, bà con tận dụng rơm mục và sử dụng chế phẩm sinh học Trichoderma để ủ hoai thành phân hữu cơ bón cho rau màu và cây ăn trái của gia đình.

Tại Việt Nam, lúa là cây trồng chính, lượng rơm rạ sau thu hoạch rất lớn, ước khoảng gần 46 triệu tấn/năm. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT), cứ 1 tấn lúa được làm ra thì có 1 tấn rơm rạ trên đồng ruộng. Khối lượng rơm rạ lớn mà không được sử dụng hết là nỗi lo về các bãi chứa, đe dọa ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sản xuất lúa vụ tiếp theo nếu không được xử lý đúng cách.

Lê Hoàng Vũ – Hồ Thảo
Tin khác
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương
Đổi mới hệ thống lương thực-thực phẩm: Kế hoạch quốc gia, nội lực địa phương

Với mô hình chính quyền hai cấp sắp đi vào vận hành, kế hoạch chuyển đổi hệ thống LTTP quốc gia cần được cập nhật, phù hợp với yêu cầu phân cấp.

Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0
Sản xuất có trách nhiệm, đóng góp vào mục tiêu NDC 3.0

Giảm phát thải từ sản xuất nông nghiệp - thực phẩm là giải pháp tiềm năng để Việt Nam thực thi mục tiêu Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC 3.0).

Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe
Khi màu lúa thì thầm điều lành cho sức khỏe

Giữa cánh đồng tại Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông - CETDAE, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam, những bông lúa đen trầm mặc như hồi ký của một hành trình 20 năm đi tìm bản sắc và sức khỏe cho hạt gạo Việt.

Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'
Nông dân khen giống lúa của Vinaseed 'chưa bao giờ thấy lúa đẹp thế này'

BẮC GIANG Diện tích trồng Dự Hương 8 và VNR88 của Vinaseed tại huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn lần lượt từ 30 – 40% so với giống đối chứng.

Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông
Đất khỏe, lúa tốt nhờ tri thức và trái tim người làm nông

Muốn đất khỏe, lúa tốt, nông dân thời đại mới cần bắt đầu từ việc hiểu đất, chăm đất và bón phân một cách khoa học và bền vững.

Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải
Vĩnh Phúc triển khai 1.000ha lúa giảm phát thải

Lần đầu áp dụng trên đồng ruộng Vĩnh Phúc, canh tác giảm phát thải cho thấy lúa khỏe, tiết kiệm nước và thân thiện với môi trường. Vĩnh Phúc kỳ vọng mở rộng canh tác lúa giảm phát thải lên 50% diện tích lúa toàn tỉnh.

Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp
Sầu riêng đón tin vui từ hội đàm cấp bộ trưởng: Cam kết từ doanh nghiệp

ĐẮK LẮK Doanh nghiệp hồ hởi trước tín hiệu tích cực từ hội đàm Việt - Trung, tiếp tục củng cố vùng trồng, nâng cao chất lượng sầu riêng xuất khẩu.

Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường
Công nghệ TYMIRIUM: Tăng năng suất, giảm tác động tới môi trường

Là minh chứng cho cam kết phát triển nông nghiệp bền vững của Syngenta, TYMIRIUM® giúp nâng cao hiệu quả canh tác, bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì sức khỏe đất.

Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng
Giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 lan tỏa trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'
Sầu riêng - thay đổi nhận thức để hết 'sầu Trung'

Trong mong muốn thúc bách đóng góp giúp bà con trồng sầu riêng qua cơn ‘nhức đầu về đầu ra sang Trung Quốc’ của thức quả ngon khó cưỡng này

Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản
Quản lý, hạn chế và loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản

Cadimi có nguồn gốc từ đâu, giải pháp quản lý và một số phương pháp hạn chế, loại bỏ Cadimi trong đất và nông sản.

Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An
Hình ảnh đồng lúa trĩu bông nhờ tuân thủ thời vụ ở Nghệ An

Bất chấp điều kiện thời tiết khó khăn, những cánh đồng tuân thủ lịch gieo cấy lúa vẫn trĩu bông, đang ngả vàng chuẩn bị thu hoạch.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân