Thái Lan: Việc tiêu diệt cá rô phi cằm đen có thể mất 3 năm

Lâm Hưng - Thứ Năm, 18/07/2024 , 17:55 (GMT+7)

Cục Thủy sản Thái Lan cho biết việc tiêu diệt cá rô phi cằm đen (blackchin) ngoại lai bằng biện pháp thả cá biến đổi gen có thể sẽ mất 3 năm.

Một con cá rô phi cằm đen bắt được ở Thái Lan. Ảnh: Khaosod.

Cục trưởng Cục Thủy sản Thái Lan Bancha Sukkaew cho biết cá rô phi cằm đen đực sẽ được chỉnh sửa gen để khi chúng giao phối sẽ sinh ra cá con vô sinh. Cục sẽ thả ít nhất 250.000 con cá đực biến đổi gen trong vòng 15 tháng, bắt đầu từ tháng 12. Ông Bancha cho rằng biện pháp này sẽ làm giảm đáng kể số lượng cá ngoại lai trong vòng 3 năm.

Bên cạnh các giải pháp lâu dài, Cục Thủy sản đang thu mua cá rô phi cằm đen từ người dân với giá 15 baht/kg, cao hơn so với giá thị trường hiện ở mức 7 - 10 baht, đồng thời quảng bá các món ăn làm từ loại cá này. Cục cũng sẽ thả các loài cá săn mồi để tiêu diệt cá rô phi cằm đen.

Hồi năm 2010, 2.000 con cá rô phi cằm đen được nhập khẩu từ Ghana bởi CP Foods (CPF), công ty con thuộc tập đoàn kinh doanh nông nghiệp Charoen Pokphand. Công ty này đã có giấy phép nghiên cứu loài cá này để nhân giống tại trung tâm nghiên cứu của mình ở tỉnh Samut Songkhram.

CPF sau đó thông báo với Cục Thủy sản rằng số cá trên đã chết trong vòng ba tuần sau khi được đưa đến Thái Lan và đã được tiêu hủy. Tuy nhiên, loài cá này sau đó bắt đầu xuất hiện ở các tuyến đường thủy địa phương và khi số lượng của chúng tăng lên, các loài cá bản địa bắt đầu giảm về số lượng.

Cục Thủy sản đầu năm nay đã phát hiện một số lượng lớn cá rô phi cằm đen ở Bangkok, Samut Prakan, Samut Sakhon, Samut Songkhram và Phetchaburi. Các xét nghiệm DNA xác nhận rằng tất cả số cá trên đến từ cùng một đàn bố mẹ.

Loài cá này sau đó cũng xuất hiện với số lượng lớn ở 11 tỉnh khác: Chanthaburi, Rayong, Chachoengsao, Ratchaburi, Prachuap Khiri Khan, Chumphon, Surat Thani, Nakhon Si Thammarat, Songkhla, Nakhon Pathom và Nonthaburi.

Cục trưởng Cục Thủy sản Bancha Sukkaew ăn cá rô phi cằm đen rán tại cuộc họp báo hôm 17/7. Ảnh: Bangkok Post.

Theo truyền thông địa phương, CPF khẳng định rằng họ đã xử lý tất cả cá rô phi cằm đen theo đúng quy trình vào năm 2011.

Trong một tài liệu đệ trình lên Ủy ban Khoa học, công nghệ, nghiên cứu và đổi mới của Hạ viện, công ty này cho biết họ đã chấm dứt chương trình nghiên cứu cá rô phi cằm đen vì loài cá này có tỷ lệ chết cao. Số cá còn lại bị tiêu diệt bằng clo đặc, xác của chúng được đem chôn đúng quy trình và các mẫu vật được bảo quản đã được bàn giao cho Cục Thủy sản.

Công ty phủ nhận các cáo buộc liên quan đến việc loài cá này xuất hiện ngày một nhiều trong thời gian gần đây, được cho là bắt đầu vào năm 2017 và đã trở nên tồi tệ hơn trong năm nay.

Lâm Hưng
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp