Sức khỏe đất, thực tiễn và hành động

Phục hồi chất lượng đất Tây Nguyên

MAI PHƯƠNG - Thứ Sáu, 20/11/2020 , 10:16 (GMT+7)

Trước tình trạng đất Tây Nguyên bị thoái hóa, xói mòn nghiêm trọng, việc phục hồi đất cũng như có biện pháp chống xói mòn là nhiệm vụ hết sức cần thiết.

PGS.TS Trình Công Tư, Phó Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón
và Môi trường Tây Nguyên.

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã phỏng vấn PGS.TS Trình Công Tư, Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên, thuộc Viện Nông hóa Thổ nhưỡng về những giải pháp để phục hồi và chống xói mòn đất Tây Nguyên.

Là vùng có điều kiện đất đai phì nhiêu bậc nhất nước ta, xin ông cho biết đất đai Tây Nguyên có những điểm gì khác biệt?

Khái niệm đất đai khá rộng, ở đây chỉ bàn đến đất, tức đất trồng hay đất canh tác.

Như chúng ta biết, vùng Tây Nguyên nổi tiếng với những dải đất đỏ bazan, thích hợp cho nhiều loại cây trồng từ ngắn ngày như ngô, sắn, mía, khoai lang…  cho đến cây công nghiệp dài ngày như cà phê, hồ tiêu, điều, cao su, ca cao... hay cây ăn quả như sầu riêng, bơ, chuối, cây có múi.

Nói cách khác, đất bazan phù hợp với nhiều đối tượng cây trồng nhờ có độ phì nhiêu cao. Điểm nổi bật là tầng canh tác dày, có nơi lên đến hàng chục mét. Các đặc trưng vật lý khá lý tưởng cho sự phát triển của hệ thống rễ cây như dung trọng bé, độ tơi xốp cao, các hạt đất tạo kết cấu tốt và khá bền trong môi trường ngập nước, khả năng thấm và thoát nước tốt.

Mặc dù đất đai phì nhiêu nhưng những năm qua người dân đã thâm canh quá mức nhằm tăng năng suất cây trồng, thực trạng này ra sao và dẫn đến hậu quả như thế nào thưa ông?

Nói đến Tây Nguyên, người ta thường hình dung đó là những cao nguyên bazan màu mỡ, song trên thực tế, đất bazan chiếm chưa đến 1/3 diện tích trong khoảng 5,5 triệu ha của toàn vùng. Phần còn lại gồm đất xám và các loại đất khác có độ phì nhiêu không cao.

Ngay cả với đất bazan vốn được cho là tốt với cây trồng, cũng bộc lộ khá nhiều hạn chế như độ pH thấp, quá trình cố định dinh dưỡng xảy ra mạnh, nghèo các cation kiềm, kiềm thổ, dung tích hấp thu thấp, độ ẩm cây héo khá cao, địa hình dốc nên thường xảy ra quá trình xói mòn bề mặt do mưa…

Trong điều kiện đó, để đạt mục tiêu năng suất cao, nông dân đã không ngần ngại đầu tư một lượng lớn hóa chất nông nghiệp lên đồng ruộng.

Ví dụ, để đạt 3-4 tấn sản phẩm cà phê hay hồ tiêu, người ta thường bón 2-3 tấn phân khoáng NPK, 30-40 kg phân vi lượng… Ngoài ra để phòng trừ sâu, bệnh và cỏ dại, hàng chục kg hóa chất bảo vệ thực vật đã được rải trên mỗi hecta hàng năm.

Hậu quả là nền đất vốn dĩ đã chua càng thêm chua; hàm lượng chất hữu cơ và các yếu tố dinh dưỡng khoáng bị sụt giảm. Đất mất dần kết cấu và trở nên chai cứng hơn, khả năng giữ nước, giữ phân kém. Các kim loại nặng và dư lượng thuốc trừ sâu, bệnh, thuốc cỏ có xu hướng tích lũy. Môi sinh bị hủy hoại, động vật và vi sinh vật có lợi trong đất suy giảm nghiêm trọng…

Các loại đất chính ở Tây Nguyên.

Những tác động khôn lường đó đã gây bất lợi cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thực vật nói chung, cây trồng nói riêng, làm cho năng suất, chất lượng nông sản và hiệu quả kinh tế giảm dần theo thời gian, nhiều trường hợp chỉ mang lại hiệu quả âm, sức sản xuất của đất bị lụi tàn đến mức không thể tái canh tác.

Có ý kiến cho rằng đất đai ở Tây Nguyên hiện nay bị suy thoái dẫn đến năng suất, chất lượng cây trồng giảm nhất là cây công nghiệp như cà phê, hồ tiêu, đặc biệt là nhiều dịch bệnh từ đất. Ông đánh giá thế nào về thực trạng này?

Dưới ảnh hưởng của các quá trình thổ nhưỡng bất thuận như sự sụt giảm chất hữu cơ, rửa trôi, cố định dinh dưỡng, mất kiềm và chua hóa… cũng như việc sử dụng hóa chất nông nghiệp một cách thái quá của con người đã làm cho chất lượng đất sản xuất nông nghiệp vùng Tây Nguyên đã và đang biến động theo hướng bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển và tạo lập năng suất của cây trồng.

So với đầu nhiệm kỳ canh tác, một số chỉ tiêu độ phì nhiêu đất trồng cà phê và hồ tiêu tại Tây Nguyên sau 10-20 năm đã có nhiều thay đổi: độ pH giảm trung bình 0,5-1,0 đơn vị; hàm lượng chất hữu cơ và các khoáng dinh dưỡng thiết yếu sụt giảm đáng kể; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và các nguyên tố kim loại nặng như Cd, Pb, As, Zn, Cu… tuy chưa vượt ngưỡng cho phép song có xu hướng tăng lên.

Trong đó đáng lưu ý là tại một số nơi, Cu, Zn bị tích lũy ở mức báo động. Mật đô vi sinh vật có lợi như cố định đạm, phân giải lân, phân giải cellulose, đối kháng với nấm và vi khuẩn gây bệnh… bị suy giảm, trong khi các loại vi sinh vật gây hại có xu hướng gia tăng.

Hàng loạt diện tích cà phê, hồ tiêu sau thanh lý có mật số tuyến trùng >100 con/100g đất, không đảm bảo cho việc tái canh ngay mà phải cần thời gian và biện pháp xử lý thích hợp, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế, xã hội người dân trong vùng, đặc biệt là cộng đồng những người trực tiếp sản xuất phê và hồ tiêu.

Bên cạnh đó, đa số diện tích đất canh tác tại vùng Tây Nguyên đều nằm trên thế dốc, trong khi lượng mưa khá lớn và phân bố theo mùa. Hiện tượng xói mòn bề mặt đã và đang xảy ra ở mức báo động.

Theo đánh giá của Trung tâm Nghiên cứu Đất, phân bón và Môi trường Tây Nguyên, trung bình, lượng đất bị xói mòn ở công thức bỏ trống không canh tác là 51,8 tấn/ha/năm, ở các công thức trồng cây hàng năm là 33,6 tấn/ha và cây lâu năm là 7,7 tấn/ha.

Đất đai ở Tây Nguyên có độ dốc lớn nên hàng năm vào mùa mưa bị xói mòn nghiêm trọng.

Để phục hồi chất lượng đất cho Tây Nguyên, chúng ta phải có hành động gì thưa ông?

Với vùng đất được xem là có tiềm năng song cũng ẩn chứa không ít thách thức cho phát triển cây trồng như Tây Nguyên. Quan điểm sử dụng đi cùng bảo vệ và cải tạo cần được xuyên suốt trong quá trình canh tác. Đẩy mạnh công tác truyền thông từng bước thay đổi nhận thức, cũng như cập nhật kiến thức, kỹ năng canh tác bền vững, bảo vệ và ổn định độ phì nhiêu đất cho người dân địa phương.

Theo đó, mục tiêu năng suất đề ra cần phải thực tế, nằm trong sức chịu đựng của đất, đảm bảo tính bền vững. Mức đầu tư thâm canh nên được tính toán thích hợp, cân đối. Sử dụng các giống có tính chống chịu tốt với điều kiện sâu, bệnh, hạn hán, thời tiết bất lợi.

Tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học thay thế cho các loại hóa chất nông nghiệp. Có thể bổ sung vào đất các khoáng vật có đặc tính hấp thu kim loại nặng  như: bentonit, zeloit... hoặc sử dụng một số loại thực vật như cỏ hương bài, cải xoong, cây dương xỉ, cúc vạn thọ... để xử lý đất.

Để hạn chế tình trạng xói mòn trên đất dốc, việc gieo trồng theo đường đồng mức, làm ruộng bậc thang, tạo bồn quanh gốc cho cây lâu năm, kết hợp xen canh hợp lý… cần được khuyến cáo.

Kết quả thí nghiệm của Trung tâm Nghiên cứu Đất, Phân bón và Môi trường Tây Nguyên cho thấy: trồng xen cây họ đậu trên vườn cà phê giai đoạn kến thiết cơ bản làm giảm 10,9 tấn đất trôi/ha/năm so với trồng thuần; biện pháp tạo bồn quanh gốc giảm được 21,4 tấn đất trôi/ha/năm; tạo bồn kết hợp với trồng xen cây họ đậu giảm được 25 tấn đất trôi/ha/năm.

Đối với cây cao su năm thứ 2 và 3, việc trồng xen cây lương thực, đậu đỗ hoặc các loại thảm phủ cây phân xanh khác, lượng đất xói mòn giảm 51,7- 90,2% so với canh tác cao su thuần không áp dụng biện pháp bảo vệ đất.

Xin cảm ơn ông!

MAI PHƯƠNG
Tin khác
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả
Kiến vàng - vũ khí sinh học hiệu quả

Nuôi kiến vàng giúp vườn cây có múi giảm sâu bệnh, nâng cao chất lượng trái, tiết kiệm chi phí nhưng ít nhà vườn áp dụng.

Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng
Trồng xen hành, tỏi trong ruộng dâu tây để đuổi côn trùng

YÊN BÁI Theo kinh nghiệm, hành và tỏi có chứa các hợp chất tự nhiên có khả năng xua đuổi nhiều loại côn trùng gây hại.

Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa
Thả hàng trăm triệu ong ký sinh tiêu diệt sâu đầu đen hại dừa

Tại ĐBSCL, các địa phương đã thả hàng trăm triệu con ong ký sinh cùng các thiên địch khác để khống chế dịch sâu đầu đen hại dừa.

NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ
NOMAFSI giúp Hà Tĩnh 'thay máu' giống chè, chuyển sang sản xuất hữu cơ

Hà Tĩnh sẽ đưa các giống chè mới chất lượng tốt và khả năng chịu hạn vào sản xuất như PH8, PH9, LCT1, TRI5.0 PH22, Hương Bắc Sơn…

Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL
Giải pháp sạ cụm với canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp ở ĐBSCL

Sạ cụm, đặc biệt là sạ cụm kết hợp bón vùi phân là giải pháp cơ giới hóa khâu xuống giống hiệu quả, thúc đẩy canh tác lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng
Đẩy lùi nỗi lo về tuyến trùng và vàng lá thối rễ trên cây trồng

Trước mối nguy thầm lặng của tuyến trùng và bệnh vàng lá thối rễ do Fusarium sp. gây ra, hàng trăm nhà khoa học đã cùng thảo luận các biện pháp phòng trừ bệnh hại nguy hiểm này.

'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng
'Chẩn đoán' các bệnh trên cây trồng do nấm Fusarium và tuyến trùng

TS. Hà Minh Thanh - Phó Viện trưởng Viện Bảo vệ thực vật - cung cấp thông tin về một số triệu chứng bệnh do nấm Fusarium và tuyến trùng gây ra trên cây trồng.

Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh
Hướng dẫn trồng rau ăn lá thủy canh

So với trồng rau trên đất, trồng rau thủy canh có nhiều ưu điểm như tối ưu không gian sản xuất, tiết kiệm nước, ít tốn công chăm sóc, hạn chế sâu bệnh, dễ dàng kiểm soát về an toàn thực phẩm… Thạc sĩ Ngô Xuân Chinh - Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam hướng dẫn bà con một cách chi tiết kỹ thuật trồng rau ăn lá theo phương thức này.

Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu
Hướng dẫn trồng chuối đảm bảo yêu cầu xuất khẩu

Chuối nằm trong top 10 mặt hàng xuất khẩu lớn của nước ta. Hiện chuối chiếm 19% tổng diện tích cây ăn trái của cả nước, sản lượng ước tính 2 triệu tấn/năm. Việt Nam được đánh giá là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển loại trái cây này. Các kỹ sư, kỹ thuật viên của Công ty Cổ phần Nông nghiệp U&I (Unifarm) - công ty trồng và xuất khẩu chuối hàng đầu Việt Nam hướng dẫn quy trình trồng chuối đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.

Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể
Hướng dẫn nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể

Ông Đặng Xuân Tiến, quản lý dự án nuôi trồng rong sụn, Công ty Cổ phần Tập đoàn STP (STP Group) hướng dẫn bà con kỹ thuật nuôi trồng rong sụn trong vùng nuôi nhuyễn thể, phương thức thu hoạch và sơ chế bảo quản rong sụn tốt nhất.

Hướng dẫn trồng tam thất hoang
Hướng dẫn trồng tam thất hoang

Tam thất hoang là một loại thảo dược quý giá, tất cả các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thuốc. Tam thất hoang cùng chi với sâm Ngọc Linh, có hoạt chất Saponin giá trị không kém sâm Ngọc Linh. Tam thất được coi là 'vàng trắng' trong ngành Lâm nghiệp. Video: TS Phạm Quang Tuyến, Viện Nghiên cứu Lâm sinh, hướng dẫn cách trồng cây tam thất hoang dưới tán rừng, cách thức thu hoạch, sơ chế, bảo quản củ tam thất đảm bảo chất lượng.

Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn
Hướng dẫn trồng rừng tếch sản xuất gỗ lớn

Gỗ tếch là một trong những loại gỗ nổi tiếng nhất thế giới với các đặc tính như màu sắc và vân gỗ đẹp, nhẹ, độ bền cao, chống mối mọt tốt và không nứt vỡ. Việt Nam có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp để trồng gỗ tếch. TS. Đặng Thịnh Triều - Viện Nghiên cứu Lâm sinh hướng dẫn quý vị và bà con kỹ thuật trồng và chăm sóc tếch hiệu quả cao nhất.

Sự kiện