Làng nghèo nhất Trung Quốc đổi đời nhờ nông nghiệp xanh

Văn Việt - Thứ Năm, 21/03/2024 , 15:14 (GMT+7)

Một ngôi làng từng được mô tả là 'không thể sinh sống' ở Tây Hải Cố, phía tây bắc Trung Quốc, đang khiến thế giới đặc biệt quan tâm vì quá trình chuyển đổi xanh.

Gian hàng của làng Long Vương Bối tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 60 ở thủ đô Paris, Pháp, hồi cuối tháng 2. Ảnh: Xinhua.

Một đại diện của làng Long Vương Bối, thành phố Cố Nguyên, khu tự trị Ninh Hạ Hồi mới đây đã có cơ hội chia sẻ công thức thành công của mình tại Hội chợ Nông nghiệp Quốc tế lần thứ 60 ở thủ đô Paris, Pháp.

“Tôi rất vui được chia sẻ câu chuyện về sự hồi sinh nông thôn ở ngôi làng chúng tôi và thành tựu sinh thái của Trung Quốc với người dân Pháp cũng như thế giới”, Jiao Jianpeng, Phó Bí thư Long Vương Bối, cho biết.

Jiao đã mang nhiều đặc sản nông nghiệp địa phương đến triển lãm, như dâu tây, kê và nước ép rau mùi tây, cũng như các sản phẩm di sản văn hóa phi vật thể như nghệ thuật cắt giấy, múa rối bóng và trang điểm khuôn mặt.

Nước ép mùi tây nghe có vẻ không hấp dẫn, nhưng nó đã chiếm được thiện cảm của Daniel Vial, người từng được cựu Tổng thống Pháp trao tặng Huân chương Bắc Đẩu Bội tinh. Khi Vial đến thăm gian hàng của Jiao, ông đã thử loại nước ép này, giơ ngón tay cái lên và nói “hương vị tuyệt vời!”.

Gian hàng của làng Long Vương Bối rất được khách tham quan hội chợ yêu thích, với tổng doanh thu vượt quá 400.000 nhân dân tệ (khoảng 56.000 USD) chỉ trong vài ngày. Trở lại Trung Quốc, Jiao vẫn nhận được yêu cầu mua hàng từ khách hàng Pháp.

Cách đây không lâu, Tây Hải Cố, nơi Long Vương Bối tọa lạc, là một trong những khu vực nghèo nhất Trung Quốc, với hơn 80% người dân sống dưới mức nghèo trong giai đoạn đầu cải cách và mở cửa.

Tại khu vực thường xuyên hạn hán này, tài nguyên nước bình quân đầu người chỉ chiếm chưa đến 8% mức trung bình toàn quốc. Nó được các chuyên gia Liên hợp quốc tuyên bố là “không thể sinh sống” vào năm 1972.

Điều kiện tự nhiên khắc nghiệt khiến cho việc tồn tại và phát triển trở nên vô cùng khó khăn. Nhưng môi trường sinh thái ở Tây Hải Cố đã dần được cải thiện nhờ một loạt sáng kiến bảo vệ sinh thái, như Chương trình Rừng Vành đai Ba phía Bắc. Ở Cổ Nguyên, tỷ lệ che phủ rừng đã tăng từ 1,4% vào cuối những năm 1970 lên hơn 27% vào năm 2022.

Làng Long Vương Bối năm 2021 nhìn từ trên cao. Ảnh: Xinhua.

Những nỗ lực xóa đói giảm nghèo của chính phủ Trung Quốc cũng đã giúp cải thiện cơ sở hạ tầng ở Long Vương Bối, bao gồm đường sá, điện, nhà ở và khả năng tiếp cận nước sạch.

Dựa vào địa hình đồi núi, người dân trong làng đã xây dựng ruộng bậc thang và trang trại sản xuất tinh dầu hoa mẫu đơn. Họ cũng xây dựng các bảo tàng khoa học công nghệ cũng như khách sạn truyền thống trong hang động mang đậm nét địa phương.

Năm 2023, Long Vương Bối đón hơn 410.000 khách du lịch, với doanh thu du lịch đạt 19,41 triệu nhân dân tệ (gần 2,7 triệu USD). Thông qua các phương thức phát triển đa dạng, thu nhập khả dụng bình quân đầu người hàng năm của dân làng đã tăng từ dưới 2.300 nhân dân tệ (320 USD) năm 2012 lên 15.500 nhân dân tệ (2.150 USD) vào năm 2023.

Từ một nơi “không thể sinh sống” đến ví dụ điển hình cho “phát triển xanh, sinh thái và chất lượng cao”, Long Vương Bối đã trở thành một hình ảnh thu nhỏ về sự tiến bộ của Trung Quốc trong xóa đói giảm nghèo và nỗ lực hồi sinh nông thôn.

Câu chuyện của Long Vương Bối đã được ghi lại trong bộ phim tài liệu “Hành trình tuyệt vời ở Trung Quốc”, bộ phim tài liệu do truyền thông Trung Quốc và Pháp hợp tác sản xuất.

Với vai trò người dẫn chương trình của bộ phim, blogger âm nhạc người Pháp Alice Roche đã đến thăm làng Long Vương Bối vào tháng 6 năm ngoái và trải nghiệm văn hóa địa phương cũng như học bài hát dân ca “Hoa”.

“Công nghệ nông nghiệp như trồng trọt trong nhà kính rất tuyệt vời. Ngành du lịch dựa vào các khách sạn trong hang động đang phát triển rất tốt”, Roche cho biết. “Người dân địa phương làm việc rất chăm chỉ để phát triển quê hương và không bao giờ bỏ cuộc. Thật sự cảm động và ngưỡng mộ”.

Roche giờ đây trở thành một trong 88 "dân làng danh dự" của Long Vương Bối, những người đến từ nhiều nơi trên thế giới và đã đóng góp vào công cuộc phát triển của ngôi làng cũng như mối giao lưu giữa làng với quốc tế.

“Chúng tôi mong muốn giới thiệu với thế giới không chỉ vùng nông thôn xinh đẹp của Trung Quốc mà còn là cam kết về khả năng phục hồi, đổi mới, cởi mở và toàn diện”, Jiao nhấn mạnh.

Văn Việt (Theo Xinhua)
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân