Brazil liệu có trở thành nhà sản xuất, xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh?

Phương Ngọc - Thứ Ba, 04/02/2025 , 14:36 (GMT+7)

Để đạt được mục tiêu này, theo Chủ tịch ABCC Itamar Rocha, ngành tôm Brazil cần đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, nâng cao năng lực chế biến…

Sản lượng tôm của Brazil đạt 180.000 tấn năm 2023. Ảnh: Globalseafood.

Ông Itamar Rocha, Chủ tịch Hiệp hội nuôi tôm Brazil (ABCC) cho biết, sản lượng tôm của Brazil đạt 180.000 tấn năm 2023, một con số còn khiêm tốn khi so sánh với Ecuador - quốc gia xuất khẩu 1,4 triệu tấn tôm, thu về 6,3 tỷ USD.

Brazil có tiềm năng lớn để phát triển ngành tôm nhờ diện tích rộng gần 8,5 triệu km² và hơn 55.000 km2 mặt nước. Brazil là nền kinh tế lớn nhất ở khu vực Mỹ Latinh và lớn thứ hai ở châu Mỹ, chỉ sau Hoa Kỳ.

Do nhu cầu tiêu thụ nội địa mạnh, Brazil chỉ xuất khẩu chưa đến 1% tổng sản lượng tôm, chủ yếu phục vụ thị trường trong nước. Năm 2023, nước này mới chỉ xuất khẩu 154 tấn tôm, trị giá 2,6 triệu USD.

Mặc dù vậy, Chủ tịch ABCC kỳ vọng, ngành tôm Brazil sẽ mở rộng cả thị trường nội địa lẫn quốc tế. Theo ông, để làm được điều này, ngành công nghiệp tôm nước này cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững toàn cầu, đầu tư vào cơ sở hạ tầng chế biến, xây dựng thêm nhà máy để nâng cao giá trị sản phẩm.

Hiện nay, phần lớn tôm của Brazil được tiêu thụ dưới dạng tươi sống, hạn chế khả năng tiếp cận thị trường xuất khẩu. Ông Rocha nhấn mạnh sự cần thiết của việc đầu tư vào chế biến và phân phối nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các thị trường quan trọng như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, châu Âu…

Ở thị trường nội địa, rào cản văn hóa và hệ thống phân phối chưa hoàn thiện là những thách thức lớn lớn. Trung bình, một người dân Brazil chỉ tiêu thụ 10kg hải sản/năm, trong đó một nửa là nhập khẩu, thấp hơn nhiều so với mức 57 kg/người/năm của Bồ Đào Nha.

Brazil sở hữu những điều kiện thuận lợi để phát triển nuôi tôm, bao gồm vùng biển rộng thích hợp cho nuôi trồng thủy sản ngoài khơi tại Ceara, Rio Grande do Norte và các bang khác, cùng công nghệ nuôi tôm tiên tiến. Ông Rocha cho rằng, Brazil cần một chiến dịch tiếp thị toàn cầu nhằm quảng bá lợi ích sức khỏe của tôm, vai trò tạo việc làm và tính bền vững của ngành.

"Brazil có nguồn lực, công nghệ và chuyên môn để dẫn đầu trong lĩnh vực này", ông Rocha khẳng định, đồng thời kêu gọi các bên liên quan hợp tác để biến tiềm năng thành hiện thực. Ông nhấn mạnh sự cần thiết của chính sách hỗ trợ từ Chính phủ, đặc biệt tại khu vực đông bắc.

Theo ông Rocha, với các khoản đầu tư đúng đắn và các sáng kiến ​​chiến lược, Brazil có thể đáp ứng nhu cầu toàn cầu ngày càng tăng và khẳng định là cường quốc trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản bền vững.

Bên cạnh đó, ông cũng cảnh báo nguy cơ dịch bệnh trên tôm, đề xuất kiểm soát chặt chẽ việc nhập khẩu tôm từ các quốc gia như Ecuador, Argentina và Peru...

Dữ liệu từ UCN cho thấy, Brazil đã tăng mạnh lượng tôm nhập khẩu trong những năm gần đây, từ 152 tấn, trị giá 1,3 triệu USD năm 2022 lên 882 tấn, trị giá 7 triệu USD năm 2023. Trong 8 tháng đầu năm 2024, con số này tiếp tục tăng gấp đôi, đạt 1.602 tấn, trị giá 12,7 triệu USD.

Bất chấp những khó khăn và thất bại trong quá khứ, ông Rocha tin rằng, bằng việc tổ chức sản xuất tốt hơn và điều chỉnh các chính sách có thể giúp xây dựng vị thế của Brazil là nhà sản xuất và xuất khẩu tôm hàng đầu tại Mỹ Latinh.

Phương Ngọc Theo Undercurrentnews
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.

Sự kiện

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Câu chuyện từ quả tầm bóp*

Tri thức nông dân
Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Nông nghiệp và Môi trường với Nguyễn Huy Thiệp

Tiếng Việt - Văn Việt - Người Việt
Khát vọng Điện Biên

Khát vọng Điện Biên

Tri thức nông dân