Ấn Độ chuyển đổi nông nghiệp xanh: [Bài 1] Hồi sinh vùng đất sa mạc hóa

Quỳnh Chi - Thứ Hai, 24/06/2024 , 16:45 (GMT+7)

Nông dân ở vùng sa mạc hóa của Ấn Độ chuyển đổi mô hình canh tác bền vững nhằm phục hồi những vùng đất khô cằn, gia tăng lợi nhuận.

Áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái tạo, nông lâm kết hợp và canh tác tự nhiên giúp nông dân Ấn Độ tăng năng suất và thu nhập. Ảnh minh họa.

Năm 2007, trang trại trồng lạc của P. Ramesh, khi đó 22 tuổi, bị thua lỗ nặng. Cũng giống như nhiều nông dân khác ở Ấn Độ, Ramesh đã sử dụng hỗn hợp thuốc trừ sâu và phân bón trên diện tích 2,4ha của mình tại quận Anantapur, miền nam Ấn Độ. Ở khu vực khô hạn này, lượng mưa hàng năm ít hơn 600mm nên trồng trọt đối mặt với thách thức lớn.

Ramesh chia sẻ: “Tôi đã mất rất nhiều tiền khi trồng lạc bằng phương pháp canh tác hóa học”. Các hóa chất đắt đỏ khiến năng suất ruộng nhà anh thấp. Anh nhận ra, nếu muốn làm giàu thì phải thay đổi thực hành canh tác.

Đến năm 2017, anh quyết định từ bỏ việc sử dụng hóa chất. Ramesh nói: “Kể từ khi áp dụng các phương pháp nông nghiệp tái tạo như nông lâm kết hợp và canh tác thuận tự nhiên, cả năng suất và thu nhập của tôi đều tăng lên”.

Phương pháp canh tác thuận tự nhiên nhấn mạnh việc thay thế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bằng các chất hữu cơ tăng dinh dưỡng cho đất. Ảnh minh họa.

Mô hình nông lâm kết hợp bao gồm việc trồng các cây thân gỗ lâu năm như cây, cây bụi, cọ, tre và cây nông nghiệp cùng nhau. Bên cạnh đó, phương pháp canh tác thuận tự nhiên nhấn mạnh việc thay thế phân bón hóa học, thuốc trừ sâu bằng các chất hữu cơ như phân bò, đường thốt nốt để tăng dinh dưỡng cho đất. Ramesh cũng đa dạng hóa cây trồng của mình, từ ban đầu chỉ có lạc và một số cà chua, giờ đây anh đã thêm đu đủ, kê, đậu bắp, cà tím và nhiều loại cây khác.

Với sự hỗ trợ từ Trung tâm Sinh thái Accion Fraterna, một tổ chức phi lợi nhuận ở Anantapur chuyên giúp đỡ nông dân chuyển đổi canh tác bền vững, Ramesh đã tăng lợi nhuận đủ để mua thêm đất, mở rộng diện tích trang trại lên khoảng 4ha. 

Giống như hàng nghìn nông dân khác đang thực hành canh tác tái tạo trên khắp Ấn Độ, Ramesh đã tìm cách nuôi dưỡng, hồi sinh vùng đất từng cạn kiệt dinh dưỡng. Cùng với đó, những cây trồng mới của anh giúp loại bỏ carbon khỏi khí quyển, góp phần quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon của Ấn Độ. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng tiềm năng cô lập carbon của nông lâm kết hợp cao hơn tới 34% so với các hình thức nông nghiệp tiêu chuẩn.

Ở miền Tây Ấn Độ, cách Anantapur hơn 1.000km, tại làng Dhundi ở Gujarat, Pravinbhai Parmar, 36 tuổi, đang nâng cấp trang trại trồng lúa của mình để giảm thiểu biến đổi khí hậu. Bằng cách lắp đặt các tấm pin mặt trời, anh không còn phải sử dụng dầu diesel để vận hành máy bơm nước ngầm nữa. Thêm vào đó, anh chỉ bơm lượng nước cần thiết và có thể bán lượng điện không sử dụng cho Nhà nước, gia tăng thu nhập.

Theo một báo cáo năm 2020 trên tạp chí Quản lý Carbon, nếu tất cả nông dân như Parmar chuyển sang sử dụng năng lượng mặt trời, thì lượng khí thải carbon của Ấn Độ, hiện ở mức 2,88 tỷ tấn/năm, có thể giảm từ 45 triệu đến 62 triệu tấn mỗi năm. Hiện tại, cả nước chỉ có khoảng 250.000 máy bơm tưới tiêu bằng năng lượng mặt trời trong tổng số khoảng 20 đến 25 triệu máy bơm nước ngầm (lượng máy bơi bằng năng lượng mặt trời chiếm xấp xỉ 1%).

Máy bơm nước sử dụng năng lượng mặt trời giúp nông dân giảm chi phí tưới tiêu, nâng cao thu nhập. Ảnh minh họa.

Đối với một quốc gia phải cung cấp lương thực cho dân số sắp trở thành lớn nhất thế giới, “mục tiêu kép” vừa sản xuất nông sản, vừa cố gắng giảm lượng khí thải nhà kính từ hoạt động nông nghiệp là một thách thức không nhỏ. Hiện nay, nông nghiệp và chăn nuôi chiếm 14% tổng lượng phát thải khí nhà kính quốc gia của Ấn Độ. Khi cộng thêm lượng điện mà ngành nông nghiệp sử dụng, con số này tăng lên tới 22%.

Ramesh và Parmar là thành viên của một nhóm nông dân nhỏ nhưng đang dần lớn mạnh, ngày càng nhận được nhiều sự quan tâm, hỗ trợ từ các chương trình của Chính phủ Ấn Độ và phi chính phủ để thay đổi thực hành canh tác.

Mặc dù còn chặng đường dài để tiếp cận được khoảng 146 triệu nông dân khác đang canh tác trên tổng 160 triệu ha đất canh tác ở Ấn Độ, những câu chuyện thành công của những người nông dân này là bằng chứng cho thấy một trong những lĩnh vực phát thải lớn nhất của Ấn Độ có thể thay đổi vì tương lai xanh, bền vững.

Quỳnh Chi
Tin khác
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT
Tiêu dùng thực phẩm có trách nhiệm, nhìn từ nghiên cứu toàn cầu của CIAT

Các chính sách quốc tế cho thấy chuyển đổi hệ thống lương thực - thực phẩm (LTTP) không thể tách rời yếu tố bao trùm xã hội và phối hợp đa ngành.

Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc
Công nghệ cao giúp cải tiến nền nông nghiệp Trung Quốc

Tại vùng ven Bắc Kinh có một trung tâm nông nghiệp rộng hơn 150 ha chuyên nghiên cứu, trình diễn, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chính xác trong nông nghiệp.

Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản
Một số sản phẩm chỉnh sửa gen trong nông nghiệp Nhật Bản

Bốn sản phẩm đầu tiên được đưa vào danh sách các sản phẩm đã chỉnh sửa gen (GEd) không phải tuân theo các quy định về thực phẩm, thức ăn chăn nuôi và đa dạng sinh học biến đổi gen (GMO) của Nhật Bản, bao gồm ngô nếp, cà chua GABA cao, cá tráp và cá nóc.

Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa
Giống chịu hạn khởi xướng 'cách mạng lam' cho cây lúa

Giống lúa chịu hạn thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào tài nguyên nước, giảm mạnh khí thải nhà kính, thúc đẩy sản xuất lúa chuyển sang phương thức xanh và bền vững.

Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc
Sầu riêng Thái Lan được 'chụp CT' trước khi xuất khẩu sang Trung Quốc

Công nghệ chụp CT giúp xác định độ chín, phát hiện sầu riêng non hoặc bị sâu đục quả với độ chính xác đạt 95%, năng suất 1.200 quả/giờ.

Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới
Ấn Độ công bố hai giống lúa chỉnh sửa gen đầu tiên trên thế giới

Hai giống lúa mới hứa hẹn sẽ tăng năng suất trên mỗi hecta lên đến 30% và có thể rút ngắn thời gian thu hoạch từ 15 - 20 ngày so với các giống hiện có.

[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân
[Bài 5]: Israel cá nhân hóa dự báo khí tượng đến từng nông dân

Từ những dự báo thời tiết chính xác, nông dân Israel đã biết gieo trồng theo nhịp điệu của thiên nhiên nhờ công nghệ, giúp cá nhân hóa lịch mùa vụ cho từng hộ.

[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc
[Bài 2]: Nông dân Brazil 'canh trời' bằng máy móc

Brazil đã biến dự báo khí tượng thành công cụ định hình lịch gieo trồng ngô và đậu tương, giúp hàng triệu nông dân tránh rủi ro và tăng năng suất.

[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi
[Bài 4]: Tấm khiên mùa vụ từ bảo hiểm thời tiết tại châu Phi

Dự báo khí tượng kết hợp bảo hiểm thời tiết đang giúp nông dân Senegal và Kenya lên lịch gieo trồng chính xác hơn, vững tin trước rủi ro khí hậu thất thường.

[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan
[Bài 3]: Làm nông ở Australia giữa bốn bề khí hậu cực đoan

Trước biến động khí hậu ngày càng cực đoan, nông dân Australia phải dựa vào dự báo mùa vụ để quyết định gieo trồng, một thói quen đã thay đổi cả tư duy sản xuất.

[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng
[Bài 1]: Ấn Độ đưa dự báo vào tận ruộng

Hệ thống tư vấn khí tượng Agromet Advisory Services (AAS) tại Ấn Độ giúp nông dân nhỏ lẻ ứng phó thời tiết cực đoan, giảm thiệt hại mùa vụ và tăng thu nhập.

Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc
Lào mở rộng diện tích trồng sầu riêng nhằm xuất khẩu sang Trung Quốc

Chính quyền tỉnh Attapeu (Lào) cấp phép đầu tư cho 3 công ty trong nước, cho phép trồng sầu riêng hơn 273 ha, nhằm thúc đẩy sản xuất trái cây này theo hướng thương mại.