| Hotline: 0983.970.780

Tỏi thanh tẩy độc tố hiệu quả

Chủ Nhật 09/07/2017 , 13:15 (GMT+7)

Tác dụng dược liệu của tỏi chủ yếu là allicin. Trong tỏi tươi, không có allycin tự do, chỉ có tiền chất của nó là men allynin tồn tại trong tỏi với hình thức không hôi.

22-13-04_trng_22
Tác dụng dược liệu của tỏi chủ yếu là allicin

Tỏi phổ biến trong ẩm thực, ngoài ra còn có tinh dầu mang mùi đặc trưng và các thành phần khác nữa, mà công hiệu chính là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Tỏi chứa germani và selen có hoạt tính sinh lý với hàm lượng rất cao, trong đó hàm lượng germani của tỏi luôn cao hơn nhiều so với hàm lượng germani chứa trong nhân sâm; trà xanh; trà đỏ…

Tác dụng dược liệu của tỏi chủ yếu là allicin. Trong tỏi tươi, không có allycin tự do, chỉ có tiền chất của nó là men allynin tồn tại trong tỏi với hình thức không hôi. Một khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt, xúc tiến allynin hình thành allycin, chất này không ổn định, khi gặp nhiệt hay dung môi hữu cơ sẽ phân giải thành các hợp chất sulfur. Thành phần chứa sulfur trong tỏi đạt hơn 30 loại, trong đó diallyl sufide là hợp chất sulfur có hoạt tính mạnh nhất.

Chất kháng sinh allicin của tỏi giúp chống lại các virút gây bệnh. Tinh dầu từ tỏi giàu glucogen và aliin, fitonxit có công dụng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi còn chứa hàm lượng lớn vitamin A, B, C, D, PP, hiđrát cacbon, polisaccarit, inulin, fitoxterin và các khoáng chất khác cần thiết cho cơ thể như: iốt, canxi, phốt pho, magiê, các nguyên tố vi lượng.

Tỏi còn giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu, giàu chất chống oxi hoá giúp khôi phục hoạt động của các tế bào trong cơ thể, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại rất nhiều bệnh tật, trong đó có cả các bệnh ungthư nguy hiểm.

Tỏi không những được sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn mà nó còn làm thuốc chữa các bệnh như: đau bụng, cảm cúm, đầy bụng, khó tiêu, gan, tim mạch, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, tiểu đường… Trong y học, tỏi được dùng vào mục đích chữa bệnh bằng nhiều cách khác nhau như: ăn sống, chế biến lẫn với thức ăn, ngâm với rượu, ngâm với dấm… Mỗi ngày ăn 10g tỏi sẽ giúp tăng cường khả năng giải độc cho cơ thể. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên trước khi chế biến tỏi nên thái lát mỏng rồi đển ngoài không khí 15phút để các chất kháng sinh có trong tỏi kết hợp với oxy ngoài không khí mới tạo ra chất chống ung thư hiệu quả.

Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn tiêu viêm rất mạnh, từ xưa vốn được xem là chất sát khuẩn tự nhiên, được gọi là chất kháng sinh thiên nhiên. Dùng tỏi lâu dài giúp dự phòng cảm cúm và lây nhiễm từ vi khuẩn và virus.

Tỏi còn là chất “xúc tác” giúp cho vết thương mau lành. Cũng chính bởi nhờ công dụng này mà tỏi còn được xem là một “vũ khí” hữu hiệu giúp bạn gái phòng ngừa sự xuất hiện của mụn trứng cá.

Các bác sĩ tình dục thường khuyên những người gặp trục trặc trong vấn đề chăn gối nên bổ sung tỏi và trong chế độ ăn uống của mình. Bởi lẽ trong tỏi có chứa những hợp chất làm tăng ham muốn trong đời sống ái ân.

(Kiến thức gia đình số 26)

Xem thêm
Cẩn trọng với thông tin ăn nhiều thịt gà có thể tăng nguy cơ ung thư

Các nhà phản biện cho rằng, cần phân biệt thịt gia cầm tươi và sản phẩm chế biến, đồng thời chỉ rõ phương pháp nấu nướng trong khảo sát.

Văn hóa doanh nhân không thể chấp nhận các kiểu khôn vặt

Văn hóa doanh nhân ngày càng được xem trọng trong đời sống xã hội, vì quan hệ giữa người bán và người mua luôn ràng buộc lợi ích và trách nhiệm với nhau.

Thân phận gái nghèo chọn chồng cùng cảnh ngộ

Thân phận gái nghèo luôn mang nhiều mặc cảm và âu lo thường ngày, cho nên khi bước vào hôn nhân cũng có những dằn vặt xót xa ít ai đồng cảm.

TP.HCM thêm một bệnh viện nhận chứng nhận Vàng đột quỵ thế giới

Ngày 10/5, Hội Đột quỵ Thế giới (WSO) trao chứng nhận Vàng trong hai quý liên tiếp năm 2025 cho Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Đọc nhiều nhất