| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên – Huế: Đầu tư các dự án ngành dệt may cần chú trọng bảo vệ môi trường

Thứ Ba 26/07/2022 , 12:09 (GMT+7)

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế cho rằng khi đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cần nghiên cứu để có phương án xử lý nước thải một cách hợp lý từ thực tế và công tác bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên – Huế vừa có buổi làm việc với Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) về kế hoạch đầu tư, phát triển các doanh nghiệp của Tập đoàn Dệt may Việt Nam tại địa phương.

Tham dự buổi làm việc, về phía Tập đoàn Dệt may Việt Nam có ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT, ông Cao Hữu Hiếu, Tổng giám đốc Tập đoàn; phía lãnh đạo tỉnh có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu, ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh...

det-3.jpg

Lãnh đạo Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) trao đổi với lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên – Huế

Trao đổi với Ban Thường vụ Tỉnh ủy về mục tiêu, chiến lược đầu tư phát triển của Tập đoàn Dệt may Việt Nam đến năm 2030 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, đại diện lãnh đạo Tập đoàn cho biết, Tập đoàn sẽ tạo việc làm ổn định cho khoảng 10.000 lao động với thu nhập bình quân khoảng 180 triệu đồng/năm (tương đương tổng quỹ thu nhập trả cho người lao động khoảng 2.000 tỷ đồng/năm). Kim ngạch xuất khẩu đến 2030 đạt trên 500 triệu USD/năm; giá trị gia tăng ngành sợi là 35% kim ngạch xuất khẩu (tương đương 120 triệu USD); giá trị gia tăng ngành may là 30% kim ngạch xuất khẩu (tương đương 34,5 triệu USD); nâng cao năng lực sản xuất trong các lĩnh vực (sản xuất sợi: 38 vạn cọc sợi, sản xuất vải: 13.500 tấn/năm, phát triển 120 chuyền may với 6.000 lao động). Xu thế sản xuất xanh, sử dụng năng lượng xanh, từng bước sử dụng nguyên liệu tái chế Organic; nguồn nguyên liệu phải có truy xuất nguồn gốc rõ ràng, kinh doanh minh bạch.

Tập đoàn kiến nghị với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế tạo điều kiện cho Tập đoàn được thuê dài hạn đất tại KCN Phú Bài 4 để hình thành KCN sinh thái cho hoạt động sản xuất sợi. Tạo điều kiện phê duyệt các thủ tục pháp lý liên quan đến các dự án đầu tư của Công ty CP Vinatex Phú Hưng và các đơn vị thành viên trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ các chương trình đào tạo nghề và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; có chính sách ưu đãi về thuế đất, thuế thu nhập doanh nghiệp và các nguồn vốn vay ưu đãi khác; trong đó, bao gồm nguồn vốn vay ưu đãi liên quan đến đầu tư công nghệ hiện đại, tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, sản xuất xanh

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương khẳng định, mục tiêu, định hướng phát triển và những kiến nghị, đề xuất của Tập đoàn là hợp lý và đúng định hướng phát triển ngành dệt may của tỉnh. Mục tiêu của tỉnh là xây dựng Thừa Thiên - Huế trở thành một trong những trung tâm dệt may lớn của cả nước; điều trăn trở nhất của tỉnh là vấn đề môi trường, xử lý nước thải, vì vậy khi đầu tư các dự án trên địa bàn tỉnh Tập đoàn cần nghiên cứu để có phương án xử lý nước thải một cách hợp lý từ thực tế và công tác bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu.

det-1.jpg

Lãnh đạo Thừa Thiên – Huế cho rằng công tác bảo vệ môi trường phải được đặt lên hàng đầu khi đầu tư các dự án dệt may

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu đánh giá cao sự phát triển của các doanh nghiệp thành viên của Tập đoàn Dệt may tại tỉnh Thừa Thiên - Huế, không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của tỉnh và tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động địa phương.

“Đề nghị Tập đoàn quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, phát triển đảng viên, tổ chức đoàn thể tại các đơn vị trực thuộc của Tập đoàn đang hoạt động trên địa bàn tỉnh. Tập đoàn cần quan tâm thêm mô hình nhà ở cho công nhân; đào tạo nguồn nhân lực chuyên sâu trong lĩnh vực dệt may; thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động, với tỉnh trong tiến trình phát triển của mình. Tỉnh cam kết sẽ tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn đầu tư các dự án trên địa bàn”, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh.

Xem thêm
Logistics yếu, nông sản khó giữ đà xuất khẩu

Chuỗi cung ứng nông sản gặp khó khi thiếu trung tâm logistics chuyên biệt, trong bối cảnh thế giới siết chặt tiêu chuẩn chất lượng và truy xuất nguồn gốc.

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi): Kết nối công-tư giải cơn khát lao động

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) góp phần kết nối công - tư để giải cơn khát lao động trước tình trạng thiếu lao động chất lượng và bất cập nơi thừa, chỗ thiếu.

Mavin số hóa dữ liệu nhà cung cấp, nâng tầm chuỗi cung ứng ngành nông nghiệp

Tập đoàn Mavin khởi động Dự án Số hóa dữ liệu Nhà cung cấp, đánh dấu bước đi chiến lược tiếp theo trong hành trình chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.

Bình luận mới nhất