| Hotline: 0983.970.780

Tạo điều kiện phát triển các vùng trồng sầu riêng hàng hóa

Thứ Tư 13/07/2022 , 11:08 (GMT+7)

Xác định sầu riêng là loại cây ăn trái chủ lực, tỉnh Đồng Nai đã có nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng trồng sầu riêng trên địa bàn.

Sầu riêng được xác định là một trong những cây ăn trái chủ lực của Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.

Sầu riêng được xác định là một trong những cây ăn trái chủ lực của Đồng Nai. Ảnh: Thanh Sơn.

Nhiều giải pháp phát triển vùng trồng

Theo ông Nguyễn Văn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Nai, tỉnh Đồng Nai có khí hậu và thổ nhưỡng rất phù hợp để phát triển các loại cây ăn trái, trong đó có cây sầu riêng. Diện tích cây ăn trái các loại của Đồng Nai hiện trên 73.000ha, trong đó, diện tích sầu riêng là trên 9.000ha.

Không chỉ là loại cây ăn trái cho thu nhập cao nhất trên địa bàn, sầu riêng trồng ở Đồng Nai còn có hương vị khác biệt so với những sầu riêng trồng ở những vùng miền khác. Chính vì vậy, Đồng Nai đã xác định sầu riêng là một trong những loại trái cây đặc sản, chủ lực của tỉnh.

Đáp ứng nhu cầu của thị trường, cộng với định hướng phát triển của tỉnh, trong nhiều năm qua, nông dân Đồng Nai đã trồng và hình thành các vùng chuyên canh sầu riêng ở Cẩm Mỹ, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc và Long Khánh.

Từ việc hình thành những vùng chuyên canh cây ăn trái, trước đây, Đồng Nai đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ phát triển cây trồng chủ lực, trong đó có sầu riêng. Những hỗ trợ chính bao gồm hỗ trợ giống, phân bón, hướng dẫn kỹ thuật, quy trình canh tác …

Để cây ăn trái trên địa bàn đi vào phát triển bền vững, có đầu ra ổn định, hiện tỉnh Đồng Nai đang mời gọi các doanh nghiệp đầu tư chế biến sâu gắn kết với vùng nguyên liệu trái cây.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện đã có 2 cụm công nghiệp chế biến nông sản ở Định Quán và Cầm Mỹ. Tại 2 cụm công nghiệp này, đã có những nhà máy chế biến sâu các sản phẩm từ trái cây như trái cây sấy giòn, trái cây sấy dẻo, bột trái cây, nước ép trái cây... Trong đó có những sản phẩm chế biến từ sầu riêng.

Tỉnh Đồng Nai hiện cũng đang đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp, trong đó có lĩnh vực cây ăn trái. Cụ thể, là đẩy mạnh việc hình thành, phát triển các HTX, tổ hợp tác là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp. Qua đó, áp dụng một quy trình sản xuất chặt chẽ để chất lượng trái cây đảm bảo theo tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu và tạo được đầu ra ổn định cho sản phẩm trái cây của nông dân.

Đồng Nai đã hình thành nhiều vùng trồng sầu riêng quy mô lớn. Ành: Thanh Sơn.

Đồng Nai đã hình thành nhiều vùng trồng sầu riêng quy mô lớn. Ành: Thanh Sơn.

Chuẩn hóa sản xuất sầu riêng

Ông Nguyễn Văn Thắng cho rằng, việc sầu riêng Việt Nam được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc là điều kiện tốt để thâm nhập sâu vào thị trường này, đồng thời mở ra cơ hội lớn về thị trường cho các doanh nghiệp, nhà vườn trồng sầu riêng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Tuy nhiên, khi Trung Quốc mở cửa cho sầu riêng Việt Nam vào nước này qua đường chính ngạch sẽ đòi hỏi cao hơn về chất lượng, an toàn thực phẩm… Do đó, việc đảm bảo các quy chuẩn trong sản xuất sầu riêng cần được thực hiện chặt chẽ hơn.

Chính vì vậy, để sầu riêng cũng như các loại trái cây chủ lực khác của Đồng Nai có thể xuất khẩu được sang Trung Quốc và các thị trường khác, trong thời gian qua, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã phối hợp với các huyện, doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác vận động nông dân tiến hành chuẩn hóa các vườn cây ăn trái, nhất là những loại cây ăn trái đang và chuẩn bị được xuất khẩu sang chính ngạch sang Trung Quốc, trong đó có sầu riêng. Đặc biệt là đi sâu vào đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm và các yêu cầu khác của thị trường nhập khẩu.

Hiện Đồng Nai đã đăng ký được 7 mã số vùng trồng, 1 mã số cơ sở đóng gói và đã gửi hồ sơ chờ Hải quan Trung Quốc thẩm định, đây cơ sở quan trọng để sầu riêng Đồng Nai xuất khẩu sang Trung Quốc qua đường chính ngạch.

Xem thêm
Giảm dần rào cản kỹ thuật giữa Việt Nam - Hàn Quốc

Đây là mục tiêu được Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc đưa ra tại phiên họp hôm 14/4.

Ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai bảo hiểm thất nghiệp là tất yếu

Ứng dụng công nghệ thông tin trong bảo hiểm thất nghiệp đã nâng cao hiệu quả xử lý hồ sơ, rút ngắn thời gian tiếp cận quyền lợi và tăng cường minh bạch quản lý.

SCG ra mắt tấm xi măng sợi thế hệ mới thân thiện môi trường

SCG - Tập đoàn hàng đầu ASEAN, chính thức ra mắt tấm xi măng 'SCG Smartboard Ultra' tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến một giải pháp xây dựng thân thiện môi trường.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.