| Hotline: 0983.970.780

Sửa chữa các công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp

Thứ Năm 06/10/2022 , 14:19 (GMT+7)

Lạng Sơn đang tích cực triển khai công tác sửa chữa, khắc phục các hạng mục công trình thủy lợi bị hư hỏng, xuống cấp, đảm bảo nước tưới tiêu nông nghiệp.

HD3

Kênh nội đồng tại xã Hoàng Đồng (TP Lạng Sơn). Ảnh: Nguyễn Thành.

Do đã được xây dựng và đưa vào sử dụng từ lâu, tuyến mương trạm bơm Trại Điếm, xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn bị xuống cấp. Nhiều đoạn bị thủng đáy, gây thất thoát, ảnh hưởng đến khả năng dẫn nước về tuyến sau. Bằng nguồn vốn bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi năm 2022, trong quý II, xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi Hữu Lũng đã sửa chữa tuyến mương trên.

Công trình hoàn thành và đưa vào khai thác đã đáp ứng được nguồn nước tưới phục vụ cho lúa và hoa màu của bà con địa phương, ngay cả trong lúc thời tiết khô hạn nhất. Bà Nguyễn Thúy Thành (xã Nhật Tiến, huyện Hữu Lũng) phấn khởi cho biết, từ khi công trình này được đầu tư chúng tôi thấy rất là vui mừng. Mỗi khi chúng tôi bơm nước không bị thất thoát, đảm bảo nước sản xuất, không lo hạn hán.  

Những năm gần đây, huyện Hữu Lũng đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển các vùng sản xuất hàng hóa tập trung gắn với các chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, xây dựng thương hiệu; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới. Bởi vậy, việc chủ động nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp rất quan trọng.

Hiện nay, huyện Hữu Lũng đã đầu tư, xây dựng hơn 200 công trình thủy lợi gồm 9 hồ chứa, 25 đập dâng nước, 36 trạm bơm; trên 130 công trình thủy lợi nhỏ và hàng chục nghìn mét kênh mương. Các công trình này được giao cho Xí nghiệp Khai thác Công trình thủy lợi Hữu Lũng quản lý, khai thác.

Để phục vụ nguồn nước cho sản xuất, huyện đã tập trung nguồn lực, phối hợp với các đơn vị chức năng triển khai đồng bộ và vận hành hiệu quả hệ thống thủy lợi. Chỉ đạo các đơn vị sửa chữa công trình hư hỏng, xuống cấp; bảo trì thiết bị tại các trạm bơm.

HD6

Sửa chữa công trình thủy lợi hồ Thâm Sỉnh và hồ Bó Chuông (TP Lạng Sơn). Ảnh: Nguyễn Thành.

Theo ông Hà Văn Đại, Giám đốc Xí nghiệp Khai thác Công trình thủy lợi Hữu Lũng, từ đầu năm đến nay, xí nghiệp khai thác công trình thủy lợi Hữu Lũng đã sửa chữa và nâng cấp 2 công trình thủy lợi, đảm bảo chất lượng và tiến độ theo hợp đồng. Hàng năm xí nghiệp cũng phối hợp với các cơ quan chuyên môn sửa chữa và nâng cấp một số các công trình hư hỏng, xuống cấp để đảm bảo đáp ứng yêu cầu, phục vụ nước tưới cho hoa màu cho bà con nông dân toàn huyện.  

Cũng giống huyện Hữu Lũng, Xí nghiệp Khai thác công trình thủy lợi TP Lạng Sơn đã tập trung sửa chữa, nâng cấp các công trình kênh mương, hồ đập xuống cấp. Trong đó, sửa chữa, gia cố các đoạn mương xung yếu của hồ Nà Tâm, xã Hoàng Đồng; mương Bản Nhầng, mương đập Quang Tiến, xã Mai Pha. Kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên toàn bộ trạm bơm điện đảm bảo hoạt động hiệu quả, phục vụ nước tưới cho trên 530ha diện tích đất nông nghiệp của thành phố, trong đó, có 302ha lúa và hơn 233ha hoa màu. 

Hiện nay, tỉnh Lạng Sơn có gần 2.810 công trình thủy lợi, trong đó có 160 hồ chứa, 1.481 phai, đập dâng các loại, 163 trạm bơm, 1.004 công trình tạm, guồng cọn phục vụ nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. mực nước các hồ chứa trung bình đạt khoảng 60,4%.

Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn huyện, thành phố đã tăng cường thực hiện các biện pháp quản lý khai thác công trình, chủ động giữ nước, dẫn nước, tưới tiết kiệm, chuẩn bị các nguồn nhiên vật liệu, phương tiện thiết bị, sẵn sàng cơ động để ứng cứu chống hạn cho những vùng thiếu nước, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với các vùng thiếu nước.

Được biết, vụ Đông Xuân năm 2021 - 2022, hệ thống thủy lợi của tỉnh đã tưới được cho trên 26.000ha diện tích đất, đạt 99% so với kế hoạch giao. Trong đó, diện tích tưới lúa Xuân 13.435ha, diện tích tưới lúa mùa ước được 27.150ha.

Cùng với sự chủ động của ngành chức năng trong việc đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất, cấp ủy chính quyền các địa phương và bà con cũng đã nâng cao ý thức trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ công trình. Hàng năm, người dân các địa phương có công trình thủy lợi đã nạo vét, phát quang kênh mương nhằm khơi thông dòng chảy, góp phần khai thác hiệu quả hệ thống thủy lợi, đáp ứng nhu cầu sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế địa phương.

Theo thống kê từ Chi cục Thủy lợi Lạng Sơn, trong đợt ra quân đầu xuân năm nay, toàn tỉnh đã huy động được trên 68.700 công lao động sửa chữa, nâng cấp được trên 78.000m mương, nạo vét được trên 777.000m kênh mương nội đồng, đào đắp được trên 2.900m3 đất…

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Thú y Hải Phòng sau sáp nhập: [Bài cuối] Cơ hội vàng kiện toàn hệ thống thú y

HẢI PHÒNG Việc sáp nhập đã mang đến cho Hải Phòng cơ hội để thực hiện những giải pháp đột phá, kiện toàn hệ thống thú y và chuỗi giá trị chăn nuôi an toàn, bền vững

Tìm hướng đột phá tạo sự khác biệt cho cà phê Sơn La

Sơn La phấn đấu đến năm 2030 tái canh 9.800 ha cà phê, phát triển 5.950 ha cà phê đặc sản, 80 - 90% diện tích trồng mới sử dụng giống chuẩn.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

'Cánh đồng công nghệ' - lời giải cho bài toán tăng trưởng xanh

HẢI PHÒNG Mô hình trồng lúa công nghệ cao được triển khai tại Hải Phòng là phép thử cho tư duy sản xuất mới, hướng tới nền nông nghiệp giảm phát thải, hiệu quả và bền vững.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất