| Hotline: 0983.970.780

Sự cộng sinh, mối thâm giao giữa người và cá đang dần biến mất

Thứ Sáu 09/09/2016 , 08:01 (GMT+7)

Giờ đây nhiều con cá heo không còn muốn cùng ngư dân đánh cá nữa. Chúng sợ và không thể biết được những kẻ trên thuyền kia có còn là bạn chúng hay không nữa. Tốt nhất là tránh cho xa. Và sự cộng sinh, mối thâm giao bao đời giữa người và cá đang dần biến mất.

Cá heo Irrawaddy ngày càng ít đi và có nguy cơ biến mất mãi mãi. Một trong những nguyên nhân chính là hành vi tham lam và vô trách nhiệm của con người với thiên nhiên, với chính những bè bạn của con người. Cá heo không muốn đánh cá cùng ngư dân nữa vì chúng mất lòng tin ở con người.

Hôm nay, ông Maung Lay lại đi thả lưới. Ông có cách gọi cá heo rất khác với mọi người. Thay vì gõ vào mạn thuyền, khỏa nước, ông kêu một thứ tiếng trong cổ, mô phỏng chuông điện thoại kiểu quay số ngày xưa. Đó là báo hiệu anh đang cần cá heo hỗ trợ. Rồi một chú cá heo xuất hiện, thò cái đuôi lên mặt nước vẫy vẫy, ra ý bảo đã sẵn sàng. Thêm hai chú cá heo nữa xuất hiện. Cuộc đánh bắt bắt đầu. Nhưng mẻ lưới đầu tiên kéo lên nhẹ tênh: không có một con cá nào.

 

Sự tàn phá của nạn đánh cá điện

Chuyện đó ngày càng phổ biến trên vùng sông Irrawaddy, theo tạp chí National Geographic. Nguyên nhân là sự lan tràn của nạn đánh cá bằng xung điện bất hợp pháp.

Tệ nạn này làm cạn kiệt nguồn cá, cũng là nguồn thức ăn của cá heo Irrawaddy. Xung điện cũng được cho là nguyên nhân khiến hai chú cá heo bị chết. Không những thế, giờ đây nhiều con cá heo không còn muốn cùng ngư dân đánh cá nữa. Chúng sợ và không thể biết được những kẻ trên thuyền kia có còn là bạn chúng hay không nữa. Tốt nhất là tránh cho xa. Và sự cộng sinh, mối thâm giao bao đời giữa người và cá đang dần biến mất.

Cá heo Irrawaddy sống được nhiều loại môi trường: sông, hồ, biển, từ vịnh Bengal của Ấn Độ tới đông bắc nước Úc. Ở Myanmar, chúng đang gặp nguy hiểm ở mức cao: năm 2013, người ta thống kê được 82 con trên sông Irrawaddy nhưng đến năm 2015, chỉ còn chưa quá 60 con. Các nhà bảo tồn nói câu chuyện đánh cá điện và cá heo Irrawaddy đang lặp lại những gì đã xảy ra với loài cá heo bạch kỳ (baiji) trên sông Dương Tử (Trung Quốc). Chúng đã tuyệt chủng 9 năm trước, một phần cũng bởi nạn đánh cá điện.

Maung Lay đã bắt cá cùng cá heo hơn 30 năm qua nhưng ông nói mối quan hệ ấy đang lung lay dữ dội. “Giữa cá heo và ngư dân từng có sự tin tưởng. Nay chúng không còn tuân thủ những hiệu lệnh của chúng tôi như trước nữa”.

Ngày trước, có những lần cá heo giữa đêm phụt nước đánh thức Maung Lay để rủ ông đánh cá. Lúc đó sẽ gọi tên chúng, những cái tên ông trìu mến gán cho hai con cá heo, Thangina và Thandima.

Bây giờ chúng tỏ ra miễn cưỡng đáp lại tiếng gọi của Maung Lay và hiếm khi nào lại gần thuyền của ông.

Đã hàng giờ Maung Lay quăng chài xuống lại kéo chài không lên. Đêm xuống, lẽ ra các loài cá phải đi kiếm ăn nhiều hơn, nhưng ông cũng chỉ bắt được một ít cá, không bằng một góc nhỏ của ngày trước.

14-24-33_88659ngsversion1425756974410dpt8851
Maung Lay đã đánh cá cùng cá heo hơn 30 năm

 

Đánh bắt tận diệt

Các tàu đánh cá bằng điện xuất hiện trên sông Irrawaddy khoảng 10 năm trước đây. Lúc đầu ngư dân sử dụng các bình ắc quy và cần tre nối dây điện để chích cá, tầm ảnh hưởng của xung điện chỉ trong bán kính chưa đến 1m. Nhưng trong 3 năm qua, nhiều nhóm ngư dân côn đồ đã nổi lên, hoành hành khắp mặt sông Irrawaddy.

Họ dùng các thiết bị đánh cá điện tinh vi và phức tạp hơn trước nhiều. Lưới vét của họ được gắn dây đồng, kết nối với một hệ thống bình ắc quy ô tô và bộ kích. Những cú phóng điện kiểu này có thể cùng lúc giết chết rất nhiều loài cá, kể cả những loài sống ở đáy sông.

Một phần quan trọng của vấn đề là cách chính quyền địa phương giao quyền khai thác cá trên sông bằng cách đấu thầu mỗi năm một lần, khiến động cơ tận thu, tận diệt của nhóm ngư dân thắng thầu càng mạnh.

“Khi tôi bắt đầu đánh cá, năm 1984, việc đó thật dễ dàng”, Maung Lay nói. "Có rất nhiều cá và nước thì sạch. Kể từ năm 2005, tôi không còn bắt được nhiều cá nữa. Đó là vì nạn đánh cá điện”.

Đánh cá bằng điện là bất hợp pháp ở Myanmar, có thể phải ngồi tù 3 năm và nộp phạt bằng tiền nhưng những hình phạt như thế không đủ để ngăn chặn tệ nạn này.

Những ngư dân đánh cá điện, cũng là người sống ven sông như Maung Lay thường sử dụng cách truyền thống để gọi cá heo. Nếu chúng đến gần lưới, chúng cũng bị điện giật. Ngày 4/12/2014, người ta thấy hai con cá heo còn non, một đực, một cái, chết ở khu vực sông được bảo tồn, phía bắc cố đô Mandalay, không xa ngôi làng của ông Maung Lay.

“Chúng tôi không thấy dấu hiệu bị thương hay mắc lưới”, Kyaw Hlay Thein, đến từ tổ chức bảo tồn thiên nhiên hoang dã WCS, nói. “Chúng tôi cũng không thấy dấu hiệu của chất độc".

Theo Kyaw Hlay, các bằng chứng tìm thấy sau khi phẫu thuật xác hai con cá cho thấy chúng là nạn nhân của hoạt động đánh cá bằng điện. “Khi chúng chết, có cảm giác như mình mất đi người thân trong gia đình”, Maung Lay nói.

Khi những nhóm côn đồ trên sông ngày càng bánh trướng và hung hăng, nạn đánh cá điện trở nên chết chóc và phổ biến hơn. Người dân nào tìm cách ngăn chặn bằng việc đi báo cảnh sát có thể gặp nguy hiểm ngay sau đó.

Ở làng của U San Win, người dân cũng đã cố ngăn chặn bọn đánh cá bằng điện. “Chúng đe dọa đốt cả làng chúng tôi”, U San Win nói. “Chúng tôi không thể thuyết phục chúng dừng lại, và chúng tôi cũng không dám báo cảnh sát”. “Mối quan hệ, sự tin tưởng giữa người và cá heo sẽ biến mất thực sự nếu mọi việc cứ tiếp diễn như hiện nay”, Kyaw Hlay nói.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Không để việc sắp xếp bộ máy ảnh hưởng đến phòng, chống dịch bệnh

HÀ TĨNH Đó là một trong những chỉ đạo mới nhất của UBND tỉnh Hà Tĩnh nhằm khống chế dịch tả lợn Châu Phi và một số dịch bệnh đang xảy ra trên đàn vật nuôi.

Doanh nghiệp cạn vốn

ĐIỆN BIÊN Doanh nghiệp cạn vốn, người dân thiếu quyết tâm, kiên trì nên dù tiềm năng lớn nhưng con đường phát triển cây mắc ca ở huyện Điện Biên còn lắm chông gai.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Đắk Nông chuyển đổi cơ cấu cây trồng để chống hạn

ĐẮK NÔNG Trước tình trạng nắng hạn ngày càng gay gắt, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông chủ động định hướng người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Không để người làm rừng thiệt thòi ngay từ trong chính sách

TS Hà Công Tuấn cho rằng, chính sách khoán đất lâm nghiệp nên chuyển từ mục tiêu an sinh sang phát triển kinh tế, khắc phục sự chồng chéo, nâng cao hiệu quả quản lý.