| Hotline: 0983.970.780

Sản xuất giống cá tra đón đầu thị trường phục hồi

Thứ Tư 28/07/2021 , 10:56 (GMT+7)

Theo đà phục hồi thị trường cá tra thương phẩm, các cơ sở sản xuất cá tra giống bắt đầu tăng tốc ương, nuôi đáp ứng nhu cầu nuôi thả cá trong vùng ĐBSCL.

Sản xuất cá tra giống được ương nuôi trong vèo lưới. Ảnh: LHV

Sản xuất cá tra giống được ương nuôi trong vèo lưới. Ảnh: LHV

Từ tháng 3/2021 ở ĐBSCL dấu hiệu giá cá tra nguyên liệu tăng nhẹ khi thị trường xuất khẩu phục hồi. Ở vùng nuôi cá tra ven sông Hậu và các dãy cù lao thuộc TP Cần Thơ có giá bán cá tra nguyên liệu dao động 22.000-22.500 đồng/kg (kích cỡ 700-800 gram/con) tăng từ 4.500-5.000 đ/kg so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá bán vẫn ở mức thấp và tương đương giá thành bình quân 22.000-23.000 đ/kg.

Theo Sở NN-PTNT TP Cần Thơ, tình hình xuất khẩu cá tra từ đầu năm đến nay tăng đều ở các thị trường xuất khẩu chính như: Mỹ, Trung quốc và EU. Bên cạnh đó tình hình tiêu thụ cá tra thương phẩm hiện nay đa số các hộ nuôi đều có liên kết tiêu thụ nên không có tình trạng tồn đọng cá tra nguyên liệu.

Trong khi đó các hộ dân nuôi cá tra cho rằng, khi cá tra nguyên liệu tiêu thụ tại các nhà máy có nhu cầu tăng lên thì người nuôi cá sẽ đặt hàng cá tra giống, chuẩn bị vệ sinh ao nuôi, vào vụ thả cá giống tăng trở lại. Do đó, sau một thời gian ở mức thấp hiện nay giá cá tra giống tăng dần tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL.

Cá tra giống 30 con/kg, cỡ cá 2 phân (2 cm) chiều cao thân giá 20.000 – 21.000 đ/kg). Cá tra giống 70 con/kg cỡ 1,5 phân giá 21.000-22.000 đồng/kg. Ở các tỉnh tập trung vùng ao nuôi cá tra như: An Giang, Đồng Tháp, Tiền Giang, TP Cần Thơ, Hậu Giang… hiện có cá tra giống loại 30 – 35 con/kg giá bán 25.000-30.000 đồng/kg, tăng 7.000-10.000 đồng/kg so với 1 tháng trước đây. Tuy vậy các cơ sở sản xuất cá giống cho biết, giá bán cá tra giống khoảng 40.000-50.000 đ/kg (loại cá 30 con/kg) thì người sản xuất cá giống mới có lãi.

Cá tra giống chất lượng là yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi cá thương phẩm. Ảnh: LHV

Cá tra giống chất lượng là yếu tố quan trọng trong quá trình nuôi cá thương phẩm. Ảnh: LHV

Theo Tổng cục Thủy sản, năm 2020 vừa qua tổng diện tích thả nuôi cá tra ở vùng ĐBSCL khoảng 5.700 ha. Tổng sản lượng thu hoạch 1,56 triệu tấn, tăng 7% so với năm 2019. Hoạt động sản xuất giống cá tra năm 2020 tại các địa phương trong vùng ĐBSCL, tập trung nhiều ở Đồng Tháp, An Giang và TP Cần Thơ… cung ứng theo nhu cầu vùng nuôi. Toàn vùng hiện có gần 120 cơ sở sản xuất giống cá tra có nuôi giữ đàn cá tra bố mẹ và hệ thống ao  ương dưỡng cá giống. Năng lực sản xuất cá tra giống đạt khoảng 2 tỷ con.

Theo cán bộ Chi cục Thủy sản TP Cần Thơ, trong những năm qua các hộ sản xuất cá tra giống đã thuần thục về kỹ thuật ương nuôi, luôn lưu giữ nguồn giống tốt cá tra bố mẹ để sẵn sàng cung cấp cá tra giống chất lượng theo đơn đặt hàng.

Tuy nhiên mức cung-cầu trong sản xuất cá giống và nhu cầu vùng nuôi thường có độ trễ, nhất là khi nhu cầu tiêu thụ cá tra thương phẩm đột ngột tăng cao. Lúc đó vùng nuôi phải gấp rút sản xuất, lượng cá giống tăng nhanh cấp thời để người nuôi nối vụ nên đôi khi không đáp ứng kịp thời. Lúc đó cá giống thường có giá cao.

Mặc khác, dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu cá tra qui mô lớn đầu tư vùng nuôi cá tra và tự lực sản xuất cá giống. Song, mỗi khi nhu cầu thị trường cần tăng sản lượng cá tra thương phẩm lên thì nguồn cung cá giống của DN cũng chỉ đáp ứng 50% nhu cầu cho vùng nuôi riêng của DN. Do đó các Trung tâm giống các tỉnh và cơ sở sản xuất tư nhân vẫn là nguồn cung chủ lực, phải dự đoán và linh hoạt trong việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất tăng-giảm sản lượng theo nhu cầu thị trường. Trong đó có tính cả lượng cung cấp cá giống về vùng ao nuôi của các DN. Hoạt động sản xuất kinh doanh cá giống đang được các địa phương khuyến khích và tạo điều kiện liên kết với các HTX, DN có vùng nuôi cá theo chuỗi sản xuất.

Theo VASEP, năm 2021 dự báo dịch bệnh Covid-19 được kiểm soát tốt, hoạt động thương mại trên thế giới trở lại bình thường, sản lượng cá tra nuôi của Việt Nam có thể đạt trên 1,65 triệu tấn.

Theo Bộ NN-PTNT, kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2021 ước đạt từ 2 – 2,2 tỷ USD. Cá tra là một trong những sản phẩm XK chủ lực của ngành thủy sản. Hiện nay sản phẩm cá tra Việt Nam có mặt tại khoảng 125 thị trường. Trong đó các thị trường chủ lực như: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU và các nước ASEAN.

Xem thêm
Khởi công Trung tâm Thương mại AEON Hải Dương

Ngày 19/4, UBND tỉnh Hải Dương, Tập đoàn AEON Việt Nam khởi công Dự án Trung tâm thương mại AEON Hải Dương, chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Thanh Hóa: 4 tháng đầu năm, tạo việc làm cho gần 20.000 lao động

Thanh Hóa hiện có trên 2,47 triệu người trong độ tuổi lao động, chiếm 66,5% tổng dân số. 4 tháng đầu năm đã tạo việc làm cho gần 20.000 lao động.

Nestlé khẳng định niềm tin đối với thị trường Việt Nam

Nestlé công bố tăng vốn hoạt động tại Việt Nam với khoản đầu tư gần 1.900 tỷ đồng vào việc mở rộng nhà máy Nestlé Trị An tại tỉnh Đồng Nai.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.