| Hotline: 0983.970.780

Phát triển sâm Lai Châu xứng tầm với giá trị của dược liệu quý

Thứ Ba 28/02/2023 , 14:57 (GMT+7)

Sâm Lai Châu - loài cây đặc biệt quý hiếm đối với Việt Nam và thế giới có giá trị lớn về dược liệu và kinh tế.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Đăng.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Hải Đăng.

Tiếp nối thành công của Hội chợ Sâm Lai Châu năm 2022, ngày 28/2, UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Diễn đàn Mùa Xuân về phát triển cây Sâm Lai Châu.

Ông Hà Trọng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lai Châu cho biết, sâm Lai Châu là loài đặc hữu của tỉnh Lai Châu, có giá trị lớn về dược liệu và kinh tế. Đến nay, đã có nhiều doanh nghiệp, nhà đầu tư, hợp tác xã, người dân trồng và quan tâm đầu tư phát triển cây sâm Lai Châu.

Với mục tiêu phát huy tiềm năng, lợi thế, phát triển sâm Lai Châu thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phát triển sâm Lai Châu giai đoạn 2022 - 2030 và định hướng đến năm 2045. Theo đó, mục tiêu đến năm 2030 tỉnh Lai Châu sẽ tập trung phát triển vùng trồng sâm khoảng 3.000 ha gắn với chế biến, xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm chế biến từ sâm Lai Châu.

Quang cảnh diễn đàn mùa xuân về phát triển cây sâm Lai Châu ngày 28/2. Ảnh: Hải Đăng

Quang cảnh diễn đàn mùa xuân về phát triển cây sâm Lai Châu ngày 28/2. Ảnh: Hải Đăng

Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, trong thời gian tới, cần sự quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chính quyền các cấp; sự giúp đỡ tâm huyết của các nhà khoa học và quyết tâm của người dân, hợp tác xã và doanh nghiệp để phát triển và hình thành chuỗi liên kết sản xuất; tăng cường chuyển giao khoa học công nghệ về giống, quy trình chăm sóc, thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm sâm;

Thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến gắn với bao tiêu sản phẩm, đặc biệt là chế biến sâu các sản phẩm chăm sóc, bảo vệ sức khỏe từ cây sâm Lai Châu, nhằm tạo ra các sản phẩm đạt chất lượng, có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và ngoài nước; xây dựng được hệ thống chỉ dẫn;

Thực hiện các hoạt động xúc tiến thương mại, tuyên truyền, giới thiệu đến người tiêu dùng có đủ thông tin về sản phẩm Sâm, tạo lợi thế cạnh tranh, hướng tới xuất khẩu. Đồng thời tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá thực hiện như thủ tục đăng ký cấp mã số cơ sở nuôi trồng, thủ tục quyết định đầu tư dự án, chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất, hỗ trợ tích tụ đất đai, liên kết trồng sâm Lai Châu dưới tán rừng…

Xem thêm
Gần 400 doanh nghiệp lương thực, thực phẩm tìm cơ hội mở rộng thị trường

TP.HCM HCMC FOODEX 2025 quy tụ gần 400 doanh nghiệp trong nước và quốc tế, trưng bày giới thiệu sản phẩm nông sản, thực phẩm chế biến sâu, gia vị, phụ gia, công nghệ chế biến...

Khai báo hàng tháng rất quan trọng khi đang hưởng bảo hiểm thất nghiệp

HÀ NỘI Trong thời gian hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, người lao động phải đến khai báo hàng tháng theo lịch hẹn ghi trên quyết định hưởng.

Agribank ưu đãi tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng lĩnh vực nông, lâm, thủy sản

Agribank đăng ký triển khai chương trình tín dụng ưu đãi lĩnh vực nông, lâm, thủy sản quy mô 20.000 tỷ đồng, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân.

Cần minh bạch, kiểm soát sở hữu chéo khi tái cơ cấu ngân hàng

TP.HCM Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng hiệu quả, cần có chính sách minh bạch, khung pháp lý chặt chẽ, thay đổi cấu trúc sở hữu, đặc biệt là giảm sở hữu chéo.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

3 hội chợ nông sản lớn sắp diễn ra tại Trung Quốc

Ba hội chợ lớn tại Trung Quốc năm 2025 mở ra nhiều cơ hội để nông sản Việt bứt phá, tiếp cận sâu hơn vào chuỗi phân phối hiện đại và bền vững.