| Hotline: 0983.970.780

Thứ Năm 04/11/2021 , 10:01 (GMT+7)

Phật giáo Việt Nam đồng hành vì một Việt Nam Xanh: Giữ môi trường ở xứ thiền kinh

Thứ Năm 04/11/2021 , 10:01 (GMT+7)

(TN&MT) - Thời gian qua, phong trào bảo vệ môi trường của Tăng, Ni, Phật tử TP. Huế (tỉnh Thừa Thiên - Huế) đã lan tỏa hết sức mạnh mẽ, qua đó góp phần giảm thiểu ô nhiễm, nâng cao ý thức “xanh” của mỗi người dân Cố đô.

Với lịch sử lâu đời, Huế vốn được mệnh danh là thành phố Phật giáo của Việt Nam, là một trong những trung tâm Phật giáo lớn ở khu vực miền Trung. Hòa cùng dòng chảy của dân tộc, Phật giáo Huế luôn hài hòa, gắn bó mật thiết trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Những ngày này, Phật tử cả nước nói chung và ở Huế nói riêng đang hướng đến đại lễ kỷ niệm 40 năm thành lập Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN). Không khí các con đường, các ngôi chùa... trở nên rộn ràng hơn, cờ Phật và đèn lồng được treo khắp nơi. Đặc biệt, các Hòa thượng, Tăng, Ni, Phật tử... tại vùng đất Cố đô luôn quan tâm tới các hoạt động BVMT và những việc làm thiết thực đã trở thành truyền thống tốt đẹp của các Tăng, Ni, Phật tử.

Có mặt tại Trung tâm Văn hóa Phật giáo Liễu quán Huế vào ngày chủ nhật gần đây, khi dịch Covid-19 được kiểm soát, từ sáng sớm đã có rất nhiều các Tăng Ni, Phật tử ra quân làm vệ sinh môi trường, nhặt rác ở trung tâm cũng như các tuyến đường xung quanh.

Khuôn viên các chùa ở TP. Huế rợp bóng cây xanh.

Nhận thức sâu sắc về tác hại của rác thải, chị Ngọc Trang (học viên Chương trình Phật học ứng dụng Liễu quán Huế) cho rằng, hiện nay môi trường sống đang bị đe dọa trầm trọng, đặc biệt vấn đề rác bẩn, không khí ô nhiễm, đồ ăn thức uống mang hóa chất độc hại, nguồn nước không sạch... gây ra bệnh tật cho nhiều người.

“Mình và những người bạn ở đây hiểu được tác hại của rác đến môi trường. Vì vậy, ai ai cũng rất nhiệt tình tham gia hoạt động cộng đồng, làm vệ sinh, nhặt rác. Bản thân mình thấy rằng, hoạt động này rất có ý nghĩa và giúp cho môi trường ở Huế nói riêng và cả nước nói chung có thể xanh, sạch hơn. Hy vọng hành động của chúng mình sẽ giúp lan tỏa đến tất cả mọi người xung quanh, nhất là trong mùa đại lễ nhiều ý nghĩa này”, chị Trang bộc bạch.

Gần đây, các tổ chức trên địa bàn cũng đã phối hợp xây dựng các mô hình điểm cấp quốc gia về BVMT và ứng phó biến đổi khí hậu như Trung tâm Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Hải Đức (Chùa Hải Đức), Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (TP. Huế). Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Huế đã tổ chức truyền thông nâng cao nhận thức về BVMT bằng những hành động cụ thể cho người dân theo phương châm 4T (tiết giảm - tái chế - tái sử dụng - thể hiện lòng nhân ái).

Khẳng định tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, yêu môi trường, những ngôi chùa ở Huế rợp bóng cây xanh, tỏa không khí trong lành, yên tĩnh và trở thành những điểm thu hút Tăng, Ni, tín đồ cũng như khách thập phương tìm đến để được thụ hưởng không gian chốn tu tập lý tưởng và tìm sự thanh thản cho tâm hồn.

Các chùa trên địa bàn TP. Huế cũng thực hiện những mô hình cụ thể như “Tuyến đường tự quản về môi trường”; “Ngày Chủ nhật xanh ” được phát động hàng tuần để cùng với khu dân cư tham gia dọn vệ sinh, làm đẹp cảnh quan xung quanh chùa và các địa bàn dân cư lân cận. Phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, gắn biển tuyên truyền trực quan... góp phần làm cho các khu phố ngày càng văn minh, sạch đẹp. Đặc biệt, các cơ sở thờ tự đã phát động đồng bào Phật tử không rải vàng mã, áo giấy, các loại tiền trên đường đi đưa tang, tạo được hiệu ứng lan tỏa tích cực đến cộng đồng.

Phật tử ở Huế dọn rác thải.

Trao đổi với phóng viên, Hòa thượng Thích Đức Thanh - Trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Thừa Thiên - Huế cho rằng, tác nhân gây nên những vấn đề môi trường hiện nay không ai khác chính là con người. Do đó, việc giải quyết vấn đề môi trường cũng phải bắt đầu từ chính con người. Sống xanh, hòa mình vào thiên nhiên, thân thiện với môi trường, cùng nhau có trách nhiệm với một môi trường bền vững đã trở thành thông điệp sống hàng ngày của Phật tử trên địa bàn theo phương châm “Hương đỏ - cỏ sạch”.

“Giáo hội luôn kêu gọi các Tăng, Ni, gia đình Phật tử... học tập giáo lý đầy đủ, quét dọn vệ sinh môi trường, phân loại rác, trồng thêm cây xanh tại nhà và các chùa. Thường xuyên tổ chức các khóa tu cho Phật tử với nhiều nội dung phong phú và đa dạng, trong đó vấn đề BVMT luôn đi đầu. Ăn chay, sống chậm, không tham lam... cũng là việc mang lại những lợi ích lớn cho việc BVMT. Những điều ý nghĩa này trong dịp lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Giáo hội thì chúng tôi sẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động đến Phật tử nhiều hơn. BVMT cũng chính là để bảo vệ chính mình”, Hòa thượng Thích Đức Thanh chia sẻ.

TP. Huế có nhiều chùa bậc nhất cả nước, với hơn 400 ngôi chùa và 230 niệm phật đường. Trong đó có thể kể đến nhiều ngôi cổ tự đẹp và nổi tiếng như Thiên Mụ, Huyền Không Sơn Thượng, Từ Hiếu, Thiền Lâm, Từ Đàm... Huế cũng có 2 Tuệ tĩnh đường lớn là Tuệ Tĩnh đường Hải Đức và Tuệ tĩnh đường Liên Hoa.

Nhiều lần tham gia dọn vệ sinh cùng các Tăng, Ni, Phật tử ở Huế, ông Phan Thiên Định - Bí thư Thành ủy Huế đánh giá cao những việc làm gìn giữ môi trường của các Phật tử thời gian qua.

“Mong rằng, những mô hình, cách làm hay sẽ tiếp tục được nhân rộng, lan tỏa trong bà con trong thời gian tới, với phương châm tốt đời đẹp đạo, vì mục tiêu xây dựng một xứ Huế an lành, xanh sạch sáng cho cuộc sống của mỗi chúng ta” - ông Định nói.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

    (TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất