| Hotline: 0983.970.780

Thứ Sáu 29/09/2023 , 16:16 (GMT+7)

Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

Thứ Sáu 29/09/2023 , 16:16 (GMT+7)

(TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

Sống Xanh

Góc nhìn của Phật giáo trong bảo vệ môi trường

Thuỵ Khanh {Ngày xuất bản}

(TN&MT) - Trong giáo lý nhà Phật, môi trường được coi là một trong những yếu tố quan trọng để che chở, bao bọc cho sự sống con người. Với triết lý từ bi hỷ xả, Phật giáo mang đến thông điệp con người không nên gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

Để lan tỏa triết lý nhân sinh, vì con người, vì môi trường, chùa Long Hưng (Đông Anh, Hà Nội) đang triển khai Dự án “Vì tương lai xanh” từ tháng 7/2023. Dự án phát động phong trào đổi rác lấy sách. Trong đó, mọi người tham gia tự phân loại rác thải ở nhà và đem tới chùa để đổi lấy sách và những vật phẩm tái chế cần thiết.

Phóng viên Báo Tài nguyên và Môi trường đã có buổi trao đổi với Đại đức Thích Vạn Lợi - chùa Long Hưng (Đông Anh, Hà Nội) về góc nhìn của Phật giáo đến việc bảo vệ môi trường hiện nay.

PV: Thưa Đại đức, hiện nay trái đất đang nóng lên cùng với nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan, ảnh hưởng tiêu cực đến con người, đến môi trường. Đại đức nhìn nhận vấn đề này như thế nào dưới góc nhìn Phật giáo?

Đại đức Thích Vạn Lợi: Từ xưa đến nay, Phật giáo luôn được coi là một tôn giáo chú trọng đến việc phát triển đời sống tinh thần của nhân dân nhưng nói Phật giáo có liên quan đến môi trường thì hầu như đông đảo mọi người đều chưa nhận biết được rõ ràng. Thực ra, Phật giáo liên quan rất nhiều đến môi trường, bởi về lý sâu xa, đạo Phật là đạo của từ bi hỷ xả, của trí tuệ, khi con người nhìn nhận mọi sự việc, mọi vấn đề trong cuộc sống theo tính từ tâm, bác ái thì chúng ta sẽ không muốn gây tổn hại đến bất cứ điều gì, kể cả môi trường.

anh-1(3).jpg
Đại đức Thích Vạn Lợi – Chùa Long Hưng (Đông Anh – Hà Nội) cho biết về quan điểm Phật giáo trong việc bảo vệ môi trường

Những việc như chặt cây, đốt rừng, xẻ núi, tàn sát động vật đều gây tổn hại đến môi trường, gây ra những hiện tượng nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu,… ảnh hưởng đến chính sự sinh tồn và phát triển không chỉ của thiên nhiên, trái đất mà còn gắn liền với đời sống của mỗi chúng ta.

Khi chúng ta biết áp dụng đạo Phật để sống với tâm yêu thương rộng lớn đến muôn loài, sống với từ bi hỷ xả, yêu thương chính mình, yêu thương mọi người, yêu thương nhân loại, yêu thương môi trường sống, yêu thương trái đất,… thì tự tâm thức của chính chúng ta đã muốn bảo vệ, tạo dựng nên một cuộc sống tốt đẹp hơn.

PV: Theo Đại đức, quan điểm của Phật giáo trong bảo vệ môi trường sẽ tác động như thế nào đến con người?

Đại đức Thích Vạn Lợi: Trong Phật giáo có một quan điểm là đầu thai kiếp sau, chuyển kiếp luân hồi. Nếu chúng ta đầu thai kiếp sau đến trái đất này mà trái đất hiện nay lại do chính bản thân chúng ta đã phá hủy tan nát đi từ những kiếp sống trước thì chúng ta làm sao sống cho trọn vẹn được trong kiếp sau hay những kiếp sống sau nữa? Ví dụ như, bây giờ nếu chúng ta sống không biết bảo vệ môi trường thì việc con người bị ảnh hưởng từ những hành động xấu mình “gieo” ở hiện tại sẽ đến không sớm thì muộn; Không những thế, những nhân giống xấu trong việc tàn phá, hủy hoại môi trường sống sẽ còn tích lũy đến cả đời con cháu chúng ta.

Do vậy, việc bảo vệ môi trường cần xuất phát từ trái tim chân thật, sự hiểu biết chân thật để bản thân mỗi chúng ta khi làm công việc bảo vệ môi trường hay những việc công đức tốt đẹp khác đều có thể giúp cho mọi người sống có ích hơn.

Đức Phật dạy rằng, không được chặt cây cao quá đầu mình. Nếu như cần thiết lắm phải chặt cây cao thì 3 ngày liên tiếp hàng ngày phải lạy với cái cây đó và “Tôi xin lỗi, bởi chỗ này buộc phải xây căn nhà,… xin lỗi cây” rồi 3 ngày sau mới được chặt cái cây này.

PV: Chùa Hưng Long đã áp dụng giáo lý của Phật pháp trong bảo vệ môi trường như thế nào, thưa Đại đức?

Đại đức Thích Vạn Lợi: Việc bảo vệ môi trường tại chùa Long Hưng cũng áp dụng giáo lý của đạo Phật. Ngoài việc phân loại rác tại nguồn, giữ gìn cảnh quan sạch đẹp, trồng nhiều cây xanh thì chùa Long Hưng còn đang triển khai dự án “Vì tương lai xanh” để nâng cao nhận thức của phật tử về phân loại rác, thu gom, tái chế rác.

chua-long-hung-1.jpg
Góc giới thiệu Dự án Vì tương lai xanh ở chùa Long Hưng

Ngày 23-24/9 vừa qua, Dự án được phổ biến rộng rãi đến đông đảo Phật tử, quần chúng trong chương trình Pháp thoại tại chùa để lan tỏa ý nghĩa của dự án này.

Trong các buổi Pháp thoại và các buổi giảng Pháp thường xuyên của chùa Long Hưng, Tổ đình Vĩnh Nghiêm, nhà chùa còn mời các vị Hòa thượng, Thượng tọa có kinh nghiệm thực chứng trong tu tập cũng như có sự hiểu biết rất sâu sắc về Phật giáo, về xã hội, về tâm lý, về giáo dục học và đạo đức học để giảng dạy, chia sẻ cho mọi người nên qua đó, hy vọng là mọi người được tiếp cận những năng lượng trong chính những điều hay lẽ phải….

Xin trân trọng cảm ơn thầy!

Kể từ ngày thành lập (tháng 7/2023) tới nay, dự án “Vì tương lai xanh” chùa Long Hưng đã thu gom được hơn 10.000 chai nhựa, và hơn 2 tấn giấy, bìa carton. Dự án còn cung cấp túi rác 3 màu cho người dân sử dụng và hướng dẫn người dân phân loại rác. Rác tái chế gồm chai nhựa, giấy bìa được làm sạch và đưa đến cơ sở tái chế. Đối với những rác thải nguy hại hoặc khó xử lý, Dự án sẽ hỗ trợ thu mua và đem đến những đơn vị, cơ sở xử lý rác thải công nghiệp.

Trong thời gian tới, Dự án sẽ xây dựng một ứng dụng trên điện thoại di động để liên kết từ nơi thu gom, phân loại, tập kết rác đến nơi xử lý rác.

  • Bắc Kạn: Hàng vạn du khách dự Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể

    (TN&MT) - Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, người dân Ba Bể lại tổ chức lễ hội để cầu chúc cho một năm mới có nhiều may mắn. Lễ hội Lồng Tồng Ba Bể là lễ “xuống đồng” lớn nhất của tỉnh Bắc Kạn, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. Chính hội vào ngày mùng 10 tháng Giêng hàng năm, tại thôn Bó Lù, xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể.

  • Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2

    Sáng 25/12, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật Giáo Việt Nam tổ chức khai mạc Hội nghị Lãnh đạo Phật giáo ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia lần thứ 2.

  • Nét đặc trưng Lễ hội thờ Thần nước vùng đất Tiền Bạt

    Người dân vùng đất Tiền Bạt, phường Thạch Quý, thành phố Hà Tĩnh coi lễ hội ở Miếu Đôi rất quan trọng, có tác động không nhỏ đến sự an cư của làng. Bởi vậy, trong nghi lễ thờ thần nước, với quan niệm “đất có thổ công, sông có hà bá”, lễ cầu mưa là một trong những tín ngưỡng đặc trưng.

  • Lễ “Bun huột nặm” của người Lào ở Điện Biên

    (TN&MT) - Tỉnh Điện Biên rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc Lào có khoảng hơn 4.000 người. “Bun huột nặm” là tiếng gốc Lào – dịch sang tiếng Việt có nghĩa là Tết té nước. Đây là lễ hội đặc trưng của dân tộc Lào, để chào đón năm mới theo phật lịch.

  • Tín ngưỡng thờ nước ở vùng đồng bằng sông Hồng

    (TN&MT) - Định cư quần tụ dọc theo hàng chục con sông lớn nhỏ từ ngàn năm nay, cộng đồng cư dân vùng đồng bằng sông Hồng vẫn luôn gìn giữ tín ngưỡng thờ nước và nghi lễ thỉnh nước trong các lễ hội dân gian.

  • Phật giáo Đà Nẵng bảo vệ môi trường

    Triết lý Phật giáo có nhiều răn dạy phật tử về sống hài hòa với tự nhiên, sống tiết kiệm, trân quý sinh vật sống rất phù hợp với lối sống xanh, bảo vệ môi trường hiện nay. Một nghiên cứu khảo sát của PGS.TS Lưu Quý Khương (Đại học Đà Nẵng) đã cho thấy, Phật giáo đóng vai trò tích cực trong tuyên truyền cũng như thực hành các hoạt động môi trường tại cộng đồng.

  • Chuẩn hóa lễ hội truyền thống

    (TN&MT) - Được xem là bảo tàng “sống” về văn hoá của các dân tộc đã được lưu truyền qua nhiều thế kỷ, lễ hội truyền thống đang đứng trước nhiều nguy cơ bởi tác động của xu thế hội nhập, “thương mại hóa”, “nhất thể hóa”, “đơn điệu hóa”… Trong bối cảnh đó, Bộ tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống (Bộ tiêu chí) được ban hành có ý nghĩa quan trọng, không chỉ hài hòa giữa yếu tố bảo tồn và phát triển, mà còn đảm bảo sự sống còn của những giá trị văn hóa truyền thống.

  • “Chuyển biến xanh” tại các lễ hội ở Lào Cai

    (TN&MT) - Tuyên truyền người dân và du khách ý thức hơn trong việc xả rác, đặt thêm các thùng rác, dọn dẹp vệ sinh trước, trong và sau các Lễ hội, thành lập các tổ kiểm tra nhắc nhở ý thức bảo vệ môi trường - đó là những hành động thiết thực của cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai để nâng cao ý thức của nhân dân và du khách về bảo vệ môi trường tại các lễ hội trên địa bàn.

  • Sơn La: Quan tâm bảo vệ môi trường các lễ hội

    (TN&MT) - Nằm ở phía Tây Bắc của Tổ quốc, Sơn La hội tụ 12 dân tộc anh em với kho tàng di sản văn hóa mang sắc thái riêng độc đáo của từng dân tộc, đã tạo nên bức tranh văn hoá đa dạng, phong phú, cùng hệ thống lễ hội đa sắc thái. Quan tâm phát triển lễ hội gắn với bảo vệ môi trường là những mục tiêu trọng tâm đang được địa phương chú trọng triển khai.

  • Luật hóa quy định quản lý môi trường lễ hội

    (TN&MT) - Bảo vệ môi trường được xem là một trong các tiêu chí đánh giá năng lực công tác quản lý nhà nước, hiệu quả tổ chức lễ hội ở địa phương. Nhiều văn bản pháp luật đã quy định rõ về trách nhiệm, hướng dẫn việc quản lý môi trường, để hướng đến những “lễ hội xanh”.

  • Xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo

    (TN&MT)- Trong thời gian qua, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu Long tích cực triển khai các giải pháp nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp tại các lễ hội truyền thống dân tộc, tôn giáo diễn ra hàng năm.

Xem thêm

Đọc nhiều nhất