| Hotline: 0983.970.780

Nuôi lươn không bùn sử dụng cám công nghiệp, giảm rủi ro

Thứ Sáu 30/06/2023 , 05:56 (GMT+7)

KIÊN GIANG Mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp giúp kiểm soát tốt môi trường, giảm hao hụt, hạn chế được rủi ro, lươn sinh trưởng tốt, phù hợp với nông hộ.

Ngày 28/6 tại hộ ông Đồ Hồng Nhựt ở khu phố Vĩnh Đông 2, thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận (Kiên Giang), Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thuận phối hợp cùng chính quyền địa phương tổ chức buổi hội thảo đánh giá hiệu quả thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp.

Nhận thấy lươn đồng có giá trị kinh tế, giá trị dinh dưỡng cao, nhu cầu thị trường rất lớn, thời gian qua, nhiều hộ đã phát triển mô hình nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhìn chung, mô hình nuôi lươn đồng có ưu điểm không cần diện tích lớn, lươn nuôi được chăm sóc, quản lý đúng quy trình kỹ thuật, có tốc độ phát triển tốt, ít hao hụt, bán được giá cao. Tuy nhiên trước đây, do người nuôi chưa áp dụng phương thức nuôi không bùn, sử dụng giống từ tự nhiên, dùng thức ăn tươi sống cho lươn ăn dẫn đến lươn hao hụt cao, ô nhiễm môi trường, nhiều rủi ro.

Mô hình nuôi lươn không bùn phù hợp với quy mô nông hộ, giúp tận dụng được diện tích nhỏ hẹp trong vườn nhà. Ảnh: Diễm Trang.

Mô hình nuôi lươn không bùn phù hợp với quy mô nông hộ, giúp tận dụng được diện tích nhỏ hẹp trong vườn nhà. Ảnh: Diễm Trang.

Năm 2022, Phòng NN-PTNT huyện Vĩnh Thuận đã phối hợp với chính quyền phương triển khai mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp với 3 điểm/3 hộ, tại xã Bình Minh (1điểm) và thị trấn Vĩnh Thuận (2 điểm), diện tích mỗi điểm 12m2. Đây là điều kiện tốt để nông dân tiếp cận các biện pháp kỹ thuật nuôi thuỷ sản mới, tạo ra sản phẩm an toàn, tăng thu nhập trên diện tích canh tác nhỏ.  

Thời gian thả giống ngày 01/6/2022, với quy mô 2.000 con/12m2/điểm trong thời gian nuôi 12 tháng. Bể nuôi được xây cao khoảng 0,8m, đáy và thành bên trong bể lót gạch men cao khoảng 40cm. Mực nước đưa vào bể nuôi khoảng 0,3m, có các yếu tố môi trường như pH, nhiệt độ, oxy phù hợp.

Trong quá trình nuôi, thường xuyên kiểm tra bể và định kỳ vệ sinh bể nuôi 02 ngày/lần. Lươn ở giai đoạn 1 tháng đầu cho ăn cám công nghiệp có độ đạm 40%, kích cỡ 0,5mm kết hợp 10% trùn quế, từ tháng thứ 2 cho ăn thức ăn công nghiệp độ đạm 35%. Thường xuyên kiểm tra điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với trọng lượng lươn nuôi, ngày cho ăn 02 lần với lượng tương đương 3% trọng lượng lươn.

Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, cho ăn thức ăn công nghiệp giúp kiểm soát tốt môi trường, giảm thất thoát. Ảnh: Diễm Trang.

Nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, cho ăn thức ăn công nghiệp giúp kiểm soát tốt môi trường, giảm thất thoát. Ảnh: Diễm Trang.

Trong tuần đầu thả lươn giống có bổ sung vitamin C vào thức ăn liên tục nhằm tăng sức đề kháng cho lươn (với lượng 03g/kg thức ăn). Tạo tiếng kẻng khi cho lươn ăn để tập thói quen lươn ăn tập trung lại một chổ để dễ dàng quan sát và theo dõi sức khỏe hàng ngày của lươn. Theo dõi khi cho lươn ăn từng buổi để điều chỉnh lượng thức ăn hàng ngày, tăng hoặc giảm tùy theo thời tiết, tình trạng sức khỏe của lươn để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp, nếu dư thức ăn thì bể dễ bị ô nhiễm, thiếu thức ăn lươn chậm lớn.

Trong quá trình nuôi đến tháng thứ hai, nước trong bể có bị thức ăn thừa và chất thải của lươn làm độ trong và màu nước có sự thay đổi, cần tiến hành thay nước trong bể nuôi.

Kết quả, tỷ lệ sống trung bình của 03 hộ nuôi đạt 87,5%, tất cả lươn của các hộ nuôi có tỷ lệ sống đều đạt và vượt kế hoạch đề ra (kế hoạch 70%) do trong quá trình chăm sóc cán bộ kỹ thuật và hộ nuôi luôn theo dõi sát tình hình phát triển của lươn, kịp thời xử lý khi lươn có dấu hiệu bệnh nên tỷ lệ lệ hao hụt thấp.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) trung bình đạt 1,57 - thấp hơn kế hoạch của chương trình đề ra (kế hoạch FCR = 2) do trong quá trình nuôi áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, cho ăn vừa đủ, không để thức ăn thừa. Sản lượng trung bình của 3 hộ đạt hơn 323kg, vượt so với kế hoạch (kế hoạch 280kg). Kích cỡ lươn thu hoạch trung bình 0,185kg/con. Lợi nhuận trung bình 03 hộ là gần 8 triệu đồng/hộ.

Mô hình mở ra hướng mới cho kinh tế hộ tại địa phương. Ảnh: Diễm Trang.

Mô hình mở ra hướng mới cho kinh tế hộ tại địa phương. Ảnh: Diễm Trang.

Mô hình thực hiện phù hợp với hướng phát triển tại địa phương, giúp nông dân tận dụng diện tích đất vườn, chuồng heo cũ để phát triển nuôi lươn, phù hợp với nông hộ nuôi với diện tích nhỏ. 

Tuy nhiên, khó khăn hiện nay là chất lượng nguồn nước không ổn định, phải xử lý nhiều khâu gây tốn kém; nguồn thức ăn tại chỗ không ổn định gây khó khăn cho nông dân. Tiêu thụ gặp khó khăn, lươn xuất bán số lượng ít, chưa có đầu mối thu mua số lượng lớn. Lợi nhuận chưa tương xứng với tiềm năng.

Xem thêm
Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.