| Hotline: 0983.970.780

Ninh Thuận: Cất cánh từ tàu biển và muối công nghiệp...

Thứ Năm 01/01/2009 , 09:30 (GMT+7)

Năm 2008, UBND tỉnh Ninh Thuận quyết định thu hồi cánh đồng muối Cà Ná trong khi cả nước đang "đói muối" khiến nhiều người bị shock...

Năm 2008, trong lúc cả nước đang đói muối và giá muối cao chưa từng có thì UBND tỉnh Ninh Thuận lại quyết định thu hồi cánh đồng muối Cà Ná- đồng muối cổ có năng suất cao, chất lượng tốt nhất Đông Nam Á để lấy đất phát triển công nghiệp đóng tàu. Quyết định này đã gây sốc cho không ít người. Nhưng lãnh đạo Ninh Thuận có suy nghĩ khác...

Không muốn mãi xin “trợ cấp”

Ninh Thuận còn nghèo. Nghèo không phải do con người nơi đây không siêng năng lao động mà ngược lại, người dân mảnh đất cực nam Trung bộ này thì chịu thương, chịu khó chẳng nơi đâu bằng. Ấy thế mà cái nghèo cứ mãi đeo đẳng họ. Là người nhiều năm gắn bó với Ninh Thuận, tôi khẳng định cái nghèo đó trước hết do điều kiện thời tiết nơi đây quá khắc nghiệt, nắng nóng quanh năm, mùa mưa chỉ có 3 tháng. Hàng năm lượng mưa của Ninh Thuận khoảng 70 – 75mm nhưng lượng nước bốc hơi lên đến 1.600 - 1.800mm, do vậy điều kiện phát triển kinh tế xã hội là cực kỳ khó khăn, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp là vậy, còn công nghiệp thì sao? Ninh Thuận xác định kết hợp phát triển công nghiệp gắn với kinh tế biển làm ngành kinh tế mũi nhọn nên đã dành nhiều chính sách ưu đãi mời gọi các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Thế nhưng cũng do thời tiết nghiệt ngã, cơ sở hạ tầng yếu kém nên những lời mời đó không được đáp lại. Sản xuất nông nghiệp khó khăn, công nghiệp, dịch vụ chưa rõ hình hài nên trong những năm qua nguồn thu ngân sách của Ninh Thuận năm cao nhất mới vượt mốc 300 tỷ đồng, và dĩ nhiên thu không đủ chi. Hệ quả năm nào Ninh Thuận cũng phải "ngửa tay" xin ngân sách Trung ương để chi cho sự nghiệp thường xuyên, đó là chưa nói đến nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế của tỉnh thì gần như “nhờ cậy” hoàn toàn vào nguồn ngân sách cấp trên.

Dự án 9,8 tỷ USD được chia thành 4 giai đoạn từ năm 2008 đến 2018, để xây dựng và vận hành Khu liên hợp thép áp dụng công nghệ sản xuất hiện đại, có công suất 14,4 triệu tấn thép thô/năm, đồng thời xây dựng cảng biển sâu có công suất bốc dỡ 15 triệu tấn/năm, nhà máy nhiệt điện 2.270MW, sau khi dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm mới cho 50.000 lao động tỉnh Ninh Thuận.

Dân gian vẫn có câu đại ý, ông trời lấy lấy đi cái này thì cho cái khác. Quả đúng vậy, mặc dù thời tiết khắc nghiệt nhưng Ninh Thuận có quốc lộ 1A chạy qua, có đường bờ biển dài trên 100km với nhiều vùng nước sâu, kín gió. Đây chính là điều kiện lý tưởng để phát triển công nghiệp nặng và cảng biển.

Chính vì lẽ đó sau một thời gian khảo sát, Cty Maju Stabil thuộc Tập đoàn Lion – Malaysia đã chọn khu vực Cà Ná, xã Phước Diêm, huyện Ninh Phước là nơi đầu tư thông qua liên doanh với Vinashin (tỷ lệ vốn góp 74%- 26%). Theo đó, Cty TNHH Thép Vinashin – Lion được thành lập tiến hành xây dựng ba hạng mục: Luyện thép, cảng biển, nhiệt điện với tổng số vốn lên tới 9,8 tỷ USD, trở thành dự án có nguồn vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất từ trước tới này vào Ninh Thuận cũng như Việt Nam. Khu liên hợp luyện thép Cà Ná có tổng diện tích 1.650ha mặt đất và 330ha mặt biển.

Đóng tàu biển vẫn chạt muối

Còn nhớ trong chuyến làm việc tại tỉnh Ninh Thuận tháng 12/2007, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đã nói với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh: "Ninh Thuận không ít tiềm năng, nhất là về kinh tế biển, đất đai rộng lớn và đang thu hút ngày càng nhiều dự án công nghiệp, tỉnh lưu ý quan tâm thu hút đầu tư nhưng phải trọng tâm, trọng điểm ra tấm ra món”.

Khu liên hợp luyện thép Cà Ná ra đời có thể phần nào đã đáp ứng được kỳ vọng của vị Chủ tịch Quốc hội.

Để có đất cho khu liên hợp luyện thép Cà Ná, ngoài phải giải toả 455ha đất của dân địa phương thì UBND tỉnh Ninh Thuận còn phải thu hồi cánh đồng muối Cà Ná với diện tích 400ha. Ai cũng biết Ninh Thuận có điều kiện thuận lợi để phát triển ngành công nghiệp muối.

Và trên thực tế Ninh Thuận là vùng sản xuất muối lớn nhất nước, ngoài diện tích thì năng suất, chất lượng muối Cà Ná đứng đầu cả nước. Trong năm 2008 nước ta thiếu muối và phải đi nhập muối Trung Quốc, muối Ấn Độ thì sự kiện Ninh Thuận xoá sổ đồng muối Cà Ná đã gây sốc cho không ít người.

Rất nhiều người tiếc nuối cánh đồng muối lâu đời nhất Việt Nam từng được người Pháp xây dựng từ năm 1927 với sản lượng hàng năm trên dưới 50.000 tấn. Thậm chí đồng muối Cà Ná còn được đánh giá tốt nhất Đông Nam Á, có hàm lượng Clorua natri trên 95%, sản phẩm thường được sử dụng trong ngành công nghiệp thực phẩm, kỹ nghệ giấy và chế biến xà phòng.

Trong chuyến công tác tới Ninh Thuận của lãnh đạo Bộ NN- PTNT mới đây, ông Đỗ Hữu Nghị- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã tâm sự thật lòng: "Toàn tỉnh Ninh Thuận có trên 1.410ha đồng muối trong đó muối công nghiệp 1.082ha, còn lại là đồng muối diêm dân, nhưng nghề muối cũng chỉ giải quyết công ăn việc làm cho chưa đầy 1.500 lao động. Tuy nhiên, nghề muối vốn gắn bó lâu đời với diêm dân chúng tôi, sản xuất muối lại góp phần đảm bảo an ninh quốc gia nên thu hồi đồng muối lớn Cà Ná là quyết định khó khăn nhất từ trước đến nay của lãnh đạo tỉnh".

Có lẽ chỉ những người trong cuộc mới thấu hiểu tất cả. Nếu không thu hồi đồng muối để xây dựng dự án khu liên hợp luyện thép thì sẽ mất cơ hội ngàn vàng và Ninh Thuận sẽ còn nghèo khó. Bởi chỉ có lực đẩy công nghiệp thì Ninh Thuận mới có cơ hội thoát được nghèo. Tuy nhiên tỉnh vẫn tôn trọng quy hoạch diện tích muối của Bộ NN- PTNT (diện tích quy hoạch khoảng 4.000ha, trong đó có dự án muối công nghiệp Quán Thẻ với diện tích 2.500ha đang xây dựng). Mất cánh đồng muối Cà Ná 390ha, nhưng tỉnh Ninh Thuận đã có 2 dự án muối ở xã Bắc Tri Hải với diện tích 400ha và dự án muối Nhơn Hải 300ha, do vậy có mất khu muối Cà Ná, tỉnh vẫn có thêm 700ha muối mới. Hiện nay hai dự án này đang được các ngành chức năng khẩn trương triển khai để sớm đi vào sản xuất.

Xem thêm
Thị trường nông sản Việt đa kênh, đa hướng: [Bài 8] Cần một chiến lược quốc gia

Chủ tịch Tập đoàn Hùng Nhơn chia sẻ: 'Việc mở cửa, khai thác các thị trường mới là hướng đi đúng đắn và mang tính chiến lược cho ngành nông nghiệp Việt Nam'.

Lao động, thực tập sinh nước ngoài về nước cơ hội việc làm luôn rộng mở

GIA LAI Rất nhiều việc làm hấp dẫn dành cho người lao động không chỉ ở thị trường trong nước mà còn đi nước ngoài làm việc một cách chính thống.

Văn phòng đại diện Agribank Tây Nam Bộ: Dấu ấn 10 năm thành lập

Cần Thơ Ngày 14/5, Văn phòng Agribank Tây Nam Bộ kỷ niệm 10 năm thành lập - hành trình khẳng định vị thế “cánh tay nối dài” của Agribank tại vùng kinh tế trọng điểm.

Thao túng tài sản mã hóa có thể bị phạt tới 2 tỷ đồng

Lần đầu tiên, Bộ Tài chính đề xuất đưa đối tượng này vào diện xử phạt hành chính, nhằm kiểm soát rủi ro và tạo nền tảng pháp lý cho thị trường đang thí điểm.

5 dự án trọng điểm của TP.HCM sẽ hoàn thành trong năm 2025

Đó là Nhà ga T3 Tân Sơn Nhất, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, 2 nút giao An Phú, Mỹ Thủy và QL50 mở rộng, tổng mức đầu tư 24.300 tỷ đồng.

Đề xuất thuế TTĐB nước giải khát có đường: Cần đánh giá tác động đa chiều

Việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt tạo ra tranh luận về mục tiêu bảo vệ sức khỏe cộng đồng và ảnh hưởng kinh tế, xã hội.