| Hotline: 0983.970.780

Những hình ảnh về 'phù thủy' kèn đồng Nam Định

Thứ Tư 25/10/2017 , 13:39 (GMT+7)

Nói đến nghề làm kèn đồng ở Nam Định, không ai là không biết gia đình ông Nguyễn Duy Đông chuyên sản xuất và sửa chữa kèn đồng. Hơn 50 năm trong nghề, nhiều người gọi ông là “phù thủy”...

Vốn là làng quê thuần nông, điều kiện còn nhiều khó khăn song làng Phạm Pháo (xã Hải Minh, Hải Hậu, Nam Định) vẫn nổi tiếng với truyền thống hiếu học và khoa bảng qua nhiều thế kỉ. Càng đặc biệt hơn khi người dân nơi đây còn có thú chơi độc đáo: Đam mê tiếng kèn tây (hay còn gọi là kèn đồng).

 Hơn 50 năm trong nghề, nhiều người gọi ông là “phù thủy” bởi những chiếc kèn méo mó, cũ hỏng của các nước Mỹ, Pháp, Ý,... qua tay ông Đông lại trở nên bóng loáng, âm thanh lại như mới. Chẳng vậy mà nhạc công đội kèn khắp các giáo xứ ở Nam Định đều biết đến ông. Ngoài sửa chữa, ông Đông còn biết chơi kèn như một nhạc công thực thụ.

Ông Nguyễn Duy Đông đang thử chiếc kèn vừa sửa xong

Với niềm đam mê, tình yêu dành cho kèn đồng, ông Đông cùng vợ và 10 người con của mình có một xưởng chuyên sản xuất và sửa chữa kèn đồng tại nhà. Đây là nghề truyền thống được xuất phát từ sự tìm tòi, sáng tạo và kinh nghiệm mà không qua học tập chính quy đã được dòng họ nhà ông truyền qua ba đời. Ông Đông chia sẻ: “Việc sửa chữa kèn thúc đẩy bản thân học hỏi để chơi được những chuỗi giai điệu thử âm kèn, dần dần nó ngấm vào người và trở thành những đoạn nhạc lúc nào không hay”.

Cũng theo ông Đông, để làm ra được một cây kèn phải mất từ 2 – 3 tháng. Có rất nhiều công đoạn từ cán, cắt, uốn những ống đồng đến chế tác các chi tiết của từng loại kèn, đòi hỏi người thở phải hết sức cẩn thận, tỉ mỉ. Mặc dù có nhiều loại kèn hình dáng khác nhau nhưng chúng đều giống nhau ở bộ hơi gồm ba quả pháo, mỗi quả có 6 lỗ tạo ra các nốt nhạc. Đây là một trong những công đoạn khó nhất, người thợ ngoài việc có đôi bàn tay khéo léo, tính cần mẫn kiên trì còn phải có một đôi tai thẩm âm thật giỏi, phải có kiến thức chuyên về âm nhạc.

Ngoài việc tự chế tác kèn tây theo đúng kiểu Việt Nam, ông Đông còn sưu tầm các loại kèn nước ngoài để bán. Cũng theo ông Đông, kèn đồng của Việt Nam so với các nước chỉ khác ở cái mẫu mã, do chưa có công nghệ mạ nên còn hơi thô, chưa nhẵn bóng. Còn về âm sắc, chắc chắn không thua kém gì kèn ngoại.

Hiện tại trong nhà có đến 100 kèn đồng do ông tự sản xuất và mua về để bán
Mọi công đoạn đều được gia đình ông làm thủ công
Chiếc máy gò từ thời bố ông để lại vẫn được ông Đông sử dụng để làm kèn đồng
Các con của ông Đông ai cũng biết sửa chữa và chơi kèn
Các thành viên của gia đình ông đều tham gia vào việc sản xuất và sửa chữa kèn đồng. Những ai đã lành nghề thì sẽ làm thân kèn, bộ hơi, bộ pháo, còn những ai chưa đủ khả năng thì phụ giúp lau chùi, mài rửa
Anh Nguyễn Văn Ngọc, con trai thứ của ông Đông học trung cấp Saxophone tại Nhạc Viện Hà Nội cho biết: “Bắt đầu sửa chữa kèn thành thạo từ năm 14 tuổi, học xong chắc chắn sẽ về để nối nghiệp truyền thống của gia đình”
3 bố con ông Đông đang kiểm tra lại chiếc kèn đồng khổng lồ để chuẩn bị xuất xưởng

 

Xem thêm
Bộ NN-MT tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025

Bộ NN-MT tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế Đa dạng sinh học 2025; Bắc Kạn thiệt hại gần 100 tỷ đồng do mưa lũ; Tuyên Quang: Xây dựng trên 2.000 mô hình tự quản về xử lý rác thải; Giá đất tăng theo tin sáp nhập có yếu tố đầu cơ.

Đa dạng hóa thị trường cho trái cây Việt Nam

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu sẽ giúp cho xuất khẩu trái cây nói riêng, rau quả nói chung trở nên bền vững hơn so với dồn phần lớn vào thị trường Trung Quốc như hiện nay. Cùng các khách mời: Ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Hiệp hội Rau quả Việt Nam; ông Nguyễn Phong Phú, Giám đốc Kỹ thuật Vina T&T Group bàn về vấn đề này.

Quảng Ngãi siết chặt kiểm tra, xử lý nghiêm tàu cá vượt ranh giới

Tỉnh Quảng Ngãi đang triển khai nhiều biện pháp để quản lý, kiểm soát tàu cá không xâm phạm vùng biển nước ngoài, tuân thủ quy định chống khai thác IUU.

Khi trái sầu riêng bị 'sượng'

Không chỉ là chuyện một trái sầu riêng không đạt chuẩn, mà là chuyện của một nông dân, một ngành hàng, một nền nông nghiệp đang loay hoay đi tìm vị thế xứng đáng trong một nền nông nghiệp vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, mù mờ.