MC: Xin kính chào quý vị và các bạn, mời quý bị và các bạn theo dõi bản tin truyền hình nông nghiệp và môi trường. Hôm nay thứ Tư, ngày 21/5/2025. |
|
|
ĐẨY LÙI TÌNH TRẠNG BUÔN LẬU, HÀNG GIẢ TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG Thực hiện: HÀ TRANG – THU TRANG MC: Thưa quý vị, mới đây, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đã ký ban hành Quyết định thành lập Tổ công tác về cao điểm đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tổ công tác có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc triển khai, thực hiện Kế hoạch cao điểm đấu tranh ngăn chặn đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Chỉ đạo việc kiểm tra, kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm trong sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, gian lận thương mại, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng hóa vi phạm quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. Tổ có quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương: Cung cấp thông tin về tình hình, kết quả chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả thuộc địa bàn, lĩnh vực quản lý; tài liệu vụ việc vi phạm khi cần thiết; tổng hợp khó khăn, vướng mắc, tồn tại và kiến nghị, đề xuất trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ… Tổ cũng được giao tiến hành sơ kết, đánh giá công tác triển khai, thực hiện; đề xuất Bộ trưởng phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường. VIỆT NAM – PHÁP HỢP TÁC TOÀN DIỆN TRONG NÔNG NGHIỆP VÀ MÔI TRƯỜNG Thực hiện: ĐỨC VIỆT Tại buổi tiếp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Bộ Nông nghiệp và Môi trường Việt Nam và Tập đoàn Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) đang trao đổi và tiến tới ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường giai đoạn 2025-2030. Đồng thời, Bộ trưởng đề nghị Chính phủ Pháp và AFD tiếp tục hỗ trợ triển khai thực hiện hiệu quả Dự án “Nghiên cứu tác động kinh tế vĩ mô và xã hội của biến đổi khí hậu và chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam”. Về lĩnh vực nông nghiệp, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy đề nghị, 2 bên tăng cường hợp tác phát triển các chương trình nghiên cứu, dự án bảo tồn di sản nông nghiệp Việt – Pháp, nhằm gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử trong quan hệ hợp tác hai bên. Tại buổi làm việc, Đại sứ Olivier Brochet nhấn mạnh, Pháp và Việt Nam có nhiều điểm tương đồng về tầm nhìn, hành động và chiến lược phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực như ứng phó với biến đổi khí hậu, chuyển đổi năng lượng và phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Do đó, Pháp mong muốn các tập đoàn, doanh nghiệp và cơ quan chuyên môn của 2 bên tiếp tục hợp tác sâu rộng hơn trong những lĩnh vực này. Đồng thời, 2 nước cần tăng cường phối hợp tại các diễn đàn quốc tế nhằm chia sẻ kinh nghiệm, đóng góp sáng kiến và khẳng định cam kết chung trong các vấn đề toàn cầu. |
ĐƯA 76 HÀI CỐT LIỆT SỸ HY SINH TRÊN ĐẤT BẠN LÀO VỀ ĐẤT MẸ NGHỆ AN Thực hiện: NGỌC LINH – VIỆT KHÁNH MC: Sáng 20/5, tại Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An đã long trọng tổ chức Lễ Truy điệu và an táng 76 hài cốt liệt sĩ hy sinh trên đất nước Lào được quy tập trong mùa khô 2024 – 2025. Phát biểu tại buổi lễ, ông Phùng Thành Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An khẳng định, trong những năm tháng chiến đấu, quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã sát cánh cùng Đảng, Chính phủ và nhân dân các bộ tộc Lào chống lại kẻ thù chung, góp phần vào thắng lợi vẻ vang của 2 dân tộc. Hôm nay đón các anh về với đất mẹ giữa tháng 5 lịch sử, đưa các anh về với Tổ quốc, với gia đình, bạn bè và làng xóm thân yêu, đó là khúc khải hoàn”. Nhân dịp này, lãnh đạo Nghệ An cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Đảng, Chính phủ và Nhân dân các bộ tộc Lào anh em nói chung, 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Viêng Chăn, Xây Sổm Bun nói riêng đã chăm sóc, đùm bọc quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam như những người con ruột thịt của mình. Được biết, 76 hài cốt của các liệt sỹ được tìm thấy tại 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Viêng Chăn và Xây Sổm Bun. Quá trình tìm kiếm tìm kiêm trên đất nước bạn Lào gặp muôn vàn khó khăn, thách thức do thông tin mộ chí hạn chế, địa hình hiểm trở, địa điểm chủ yếu nằm ở vùng sâu, vùng xa, rừng núi bạt ngàn. Xuyên suốt hơn 40 năm qua, Ban Công tác đặc biệt Chính phủ 2 nước Việt Nam - Lào đã phối hợp chặt chẽ, quy tập tổng cộng 12.740 hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh tại Lào. Trong số này có 1.680 hài cốt xác định được danh tính và quê quán, 937 hài cốt đã được bàn giao để an táng tại quê nhà. Hành động thiết thực, nhân văn đã góp phần làm vơi bớt nỗi đau của các gia đình và thân nhân liệt sĩ, những người đã chờ đợi mòn mỏi suốt nhiều thập kỷ. |
Cắt ĐỊNH HƯỚNG SẮP XẾP CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI, CHI CỤC THUỘC SỞ NN-MT Thực hiện: HÀ TRANG – THU TRANG MC: Bản tin truyền hình nông nghiệp hôm nay xin được chuyển sang một số thông tin đáng chú ý khác. Liên quan tới công tác sắp xếp Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, chi cục thuộc Sở NN-MT; bố trí hạt, trạm, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy đã có văn văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng sắp xếp, kiện toàn cơ quan chuyên môn về nông nghiệp và môi trường thuộc UBND các cấp. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị kiện toàn tổ chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai gắn với việc củng cố hoạt động của Văn phòng đăng ký đất đai một cấp; Sắp xếp các Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trên địa bàn cấp huyện hiện nay thành cấp xã hoặc khu vực liên xã, phường, bảo đảm thực hiện tốt công tác quản lý đất đai; xây dựng, hoàn thiện, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai; cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp nhất là trong giải quyết thủ tục hành chính về đất đai. Đối với Tổ chức phát triển quỹ đất, đề nghị thực hiện theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc kiện toàn theo định hướng của Ban Chỉ đạo tại công văn số 03/CV-BCĐ để thực hiện nhiệm vụ tạo lập, phát triển, quản lý, khai thác quỹ đất tại địa phương, cung ứng dịch vụ sự nghiệp công thuộc lĩnh vực phát triển quỹ đất, giải phóng mặt bằng phục vụ các dự án đầu tư phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn. Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm bố trí cơ sở vật chất, trang thiết bị, biên chế và các điều kiện cần thiết khác của các cơ quan chuyên môn về Nông nghiệp và Môi trường thuộc UBND cấp tỉnh, cấp xã tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ được giao và đặc thù quản lý của từng địa phương, từng lĩnh vực quản lý chuyên ngành. |
Gạt tin NHÀ Ở XÃ HỘI CÓ NHIỀU CƠ CHẾ ĐẶC THÙ Thực hiện: THÙY LINH – ĐỨC VIỆT Trong dự thảo Nghị quyết về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù cho nhà ở xã hội. Chính phủ đề xuất nhiều biện pháp đơn giản hóa thủ tục hành chính. Đối với các dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và phù hợp với quy hoạch sẽ được phép giao chủ đầu tư mà không cần thực hiện đấu thầu. Một số thủ tục hành chính như lập và thẩm định nhiệm vụ quy hoạch chi tiết, báo cáo nghiên cứu khả thi. Chủ đầu tư sẽ tự tổ chức thẩm định, phê duyệt và chịu trách nhiệm tuân thủ quy định pháp luật. Ngoài ra, Chính phủ đề xuất nới lỏng các điều kiện đối với người được hưởng chính sách nhà ở xã hội. Đối với người lao động có nhà ở tại vùng nông thôn nhưng làm việc xa, chỉ cần chưa mua hoặc thuê nhà ở xã hội và chưa được hỗ trợ nhà ở là đủ điều kiện. Ngoài ra, nếu đã có nhà, khoảng cách từ nơi ở đến nơi làm việc phải tối thiểu 30 km. Các biện pháp này được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của thị trường nhà ở xã hội. |
Gạt tin CÀ MAU: DỰ ÁN “NGÂN HÀNG ĐẤT” BỎ HOANG SAU 7 NĂM HOÀN THÀNH Thực hiện: VĂN VŨ Năm 2016, tỉnh Cà Mau triển khai dự án “Ngân hàng Đất” tại xã Trần Thới, huyện Cái Nước với mục tiêu tận dụng bùn nạo vét kênh mương làm vật liệu thay thế cát san lấp, góp phần bảo vệ môi trường. Dự án rộng gần 11 ha, tổng vốn hơn 26,6 tỷ đồng, do Ngân hàng Thế giới tài trợ, học theo mô hình Hà Lan – lần đầu được áp dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên, dù hoàn thành từ năm 2018, đến nay công trình vẫn chưa tiếp nhận khối đất nào. Hạ tầng đã xuống cấp, khu vực dự án bị bỏ hoang, gây lãng phí và khiến người dân bức xúc. Ông Trần Quốc Nam – Giám đốc Trung tâm Quản lý, khai thác công trình thủy lợi tỉnh Cà Mau cho biết, hiện đơn vị đang trình Sở Tài chính thẩm định đề án liên doanh, liên kết để vận hành dự án theo hình thức đối tác công – tư, trong đó vốn góp nhà nước chiếm 60%, doanh nghiệp 40%. Sau khi được phê duyệt, tỉnh sẽ triển khai kêu gọi đầu tư, với kỳ vọng sớm tháo gỡ vướng mắc, đưa “Ngân hàng Đất” vào hoạt động, tránh lãng phí nguồn lực đầu tư. |
Phóng sự: LÚA PHƠI ĐẦY ĐƯỜNG, HIỂM NGUY RÌNH RẬP, NÔNG SẢN HAO HỤT Thực hiện: VÕ DŨNG Mc: Phơi lúa trên các tuyến đường không những cản trở giao thông mà chất lượng nông sản cũng bị ảnh hưởng. Thực trạng này đến nay vẫn chưa có lời giải. Những ngày này, trên các tuyến đường thôn xóm, liên xã, huyện lộ, tỉnh lộ, đâu đâu cũng bắt gặp cảnh nông dân phơi lúa tràn ra lòng, lề đường. Nông dân dùng thân cây, đá làm vật cản, tránh xe cộ đi chồng lên lúa. Đường giao thông bị chiếm dụng hoàn toàn, gây cản trở, mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông. Nông dân cũng nhận thức được điều này nhưng thời điểm nông vụ tấn thì, sân phơi không đáp ứng nhu cầu, việc phải phơi lúa trên đường giao thông là phương án khả dĩ nhất. Anh NGUYỄN THÀNH DŨNG Xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị Ông ĐẶNG ĐỨC HÙNG Xã Triệu Thuận, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị Không chỉ cản trở giao thông, việc người dân đưa lúa ra phơi ở các tuyến đường, xe cộ cán qua khiến hạt lúa bị vỡ nát, nông sản hao hụt, giảm chất lượng, hạt lúa giảm giá trị. Điều này thể hiện tính cần thiết trong việc đổi mới công nghệ sau thu hoạch lúa hiện nay. Ông NGUYỄN QUÝ DƯƠNG Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Phơi lúa trên các tuyến đường giao thông vừa cản trở, mất an toàn giao thông, giảm chất lượng, giá trị nông sản đặt ra nhiều bài toán cần phải giải quyết trong sản xuất nông nghiệp hiện nay. Câu chuyện liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp lại được nhắc đến. Nhưng đến lúc nào, mối liên kết 4 nhà đủ lớn để giải quyết bài toán này? Bà NGUYỄN HỒNG PHƯƠNG Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Quảng Trị Quảng Trị hiện có trên 26 nghìn ha đất lúa. Trong vụ đông xuân, đa phần sản lượng lúa được người dân đem ra các tuyến đường để phơi gây ảnh hưởng lớn đến việc lưu thông của người và các phương tiện giao thông. Sau vụ đông xuân, địa phương này thường xuyên chịu ảnh hưởng của mưa bão, việc phơi lúa gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy, việc nâng cao năng lực thu hoạch và bảo quản sau thu hoạch sẽ giúp nông dân nâng cao giá trị hạt lúa, tăng thu nhập. |
#MC: Phần cuối của bản tin ngày hôm nay sẽ là một số thông tin đáng chú ý về dự báo thời tiết trong ngày mai. Xin kính chào và hẹn gặp lại! |
DỰ BÁO THỜI TIẾT ( Theo thông tin 7 vùng Cục Khí tượng thủy văn cung cấp) |
Bar chạy chân |