Cống Nguyễn Tấn Thành bảo vệ sản xuất cho 80.000ha đất nông nghiệp
Thứ Năm 22/05/2025 , 10:23 (GMT+7)
Cống Nguyễn Tấn Thành giúp ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ 80.000ha đất nông nghiệp, góp phần ổn định sản xuất và đời sống người dân hai tỉnh Tiền Giang và Long An.
Cống Nguyễn Tấn Thành bảo vệ sản xuất cho 80.000 ha đất nông nghiệp
Trước tình hình biến đổi khí hậu ngày càng diễn biến phức tạp, tình trạng xâm nhập mặn và hạn hán tại Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng gay gắt. Tại tỉnh Tiền Giang, công trình cống Nguyễn Tấn Thành do Bộ Nông nghiệp và Môi trường đầu tư xây dựng được xem là một trong những giải pháp quan trọng giúp người ổn định sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt.
Phát biểu Ông PHAN NGỌC MINH – Xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang: “Làm được công trình cống và kè Nguyễn Tất Thành dân đây mừng lắm vì tránh được sạt lở và nước mặn không có tràn lên vườn cây…”
Phát biểu Ông NGUYỄN ĐỨC THỊNH – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Tiền Giang “Cống âu Nguyễn Tất Thành cùng với 6 cống tỉnh đầu tư tạo thành hệ thống khép kín có nhiệm vụ ngăn mặn, ngăn triều và trữ nước vào nội đồng….”
Cống ngăn mặn Nguyễn Tấn Thành tại tỉnh Tiền Giang có tổng mức đầu tư hơn 518 tỷ đồng, công trình được khởi công vào tháng 11 năm 2022 và đã hoàn thành, đưa vào sử dụng vào tháng 11 năm 2024 . Đây là cống ngăn mặn có quy mô lớn thứ hai tại Đồng bằng sông Cửu Long chỉ sau cống Cái Lớn - Cái Bé ở tỉnh Kiên Giang. Cùng với các công trình thủy lợi dọc sông Tiền, cống âu Nguyễn Tấn Thành đã phát huy hiệu quả ngăn mặn, trữ nước ngọt, bảo vệ sản xuất cho 80.000 ha đất nông nghiệp và cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho hơn 1,1 triệu người tại hai tỉnh Tiền Giang và Long An.
Ông KIỀU VĂN CÔNG - Phó Giám đốc Ban Quản lý Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi 10 (Bộ Nông nghiệp và Môi trường): “Bằng giải pháp công trình đã giúp kiểm soát mặn nên tiết kiệm rất nhiều tiền cho tỉnh Tiền Giang mỗi năm hơn 15 tỷ đồng….”
Không chỉ là một công trình thủy lợi thông thường, cống Nguyễn Tấn Thành còn là minh chứng cho sự chuyển mình mạnh mẽ trong tư duy quản lý từ bị động ứng phó sang chủ động thích nghi và phát triển bền vững. Với thiết kế hiện đại, công trình không chỉ bảo vệ vùng sản xuất trọng điểm mà còn là điểm tựa an toàn cho hàng vạn hộ dân trong vùng.