| Hotline: 0983.970.780

Nhiều nông sản Việt Nam chiếm thị phần lớn ở Nhật Bản

Thứ Sáu 08/04/2022 , 19:54 (GMT+7)

Đó là chia sẻ của Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản tại Phiên tư vấn xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản do Cục Xúc tiến thương mại tổ chức.

Hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản Việt Nam đang có thị phần lớn ở Nhật Bản. Ảnh: TL.

Hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản Việt Nam đang có thị phần lớn ở Nhật Bản. Ảnh: TL.

Theo ông Tạ Đức Minh, Tham tán thương mại Việt Nam tại Nhật Bản, hạt điều là một trong những mặt hàng nông sản Việt Nam đã chiếm được thị phần lớn tại thị trường Nhật Bản (chiếm hơn 42%)

Các nhà nhập khẩu Nhật Bản đang quan tâm ngày càng nhiều tới hạt điều Việt Nam. Cứ ra siêu thị, nhìn khu bày bán các loại hạt điều chế biến như rang, sấy … là sẽ thấy ngay có hạt điều Việt Nam trong đó.

Nhiều nhóm hàng, mặt hàng nông sản khác của Việt Nam cũng đã chiếm thị phần cao ở Nhật Bản như: chuối sấy chiếm 78,5%; nhóm trái cây vải, nhãn, chôm chôm, chiếm 43%; sầu riêng 46,2%; rau chân vịt 26%; hạt tiêu 25%; quế 17%; dừa chiếm 16,5%; cà phê nhân 14,7% …

Ông Minh cho biết, với dân số 126 triệu người, Nhật Bản là thị trường có sức tiêu thụ lớn với hàng nông, thủy sản, thực phẩm nhập khẩu. Nhật Bản có nhu cầu nhập khẩu nhiều về cá, tôm, thịt và sản phẩm chế biến từ thịt, đậu nành, ngũ cốc, rau quả tươi và chế biến, cà phê … Nhiều mặt hàng trong số này là thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam.

Hiện nay có khoảng gần 500 nghìn người Việt đang sinh sống, làm việc ở Nhật Bản, nên hàng thực phẩm Việt Nam ngày càng được ưa chuộng tại thị trường này.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Thủy, Phó giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Xuất khẩu (Cục Xúc tiến thương mại), năm 2021, kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng nông, thủy sản của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 1,8 tỷ USD, giảm nhẹ ở mức 0,5% so với năm 2020.

 Mặc dù mặt hàng chủ lực trong nhóm hàng này là hàng thủy sản có mức giảm 7,4%, các mặt hàng còn lại ghi nhận mức tăng trưởng rất tốt, như cà phê tăng 25,5%, hàng rau quả tăng 20%, hạt điều tăng 39%, hạt tiêu tăng 56%... Một số mặt hàng trái cây Việt Nam cũng chiếm thị phần lớn và ngày càng phổ biến trên thị trường, như thanh long, xoài, dừa, vải...

Đến nay, một số sản phẩm Việt Nam đã thâm nhập thành công vào chuỗi phân phối tại Nhật Bản, có thể kể đến các sản phẩm nước dừa, sữa dừa... đã được Công ty KOME nhập khẩu và phân phối cho chuỗi các cửa hàng bán đồ Việt tại Tokyo và các tỉnh lân cận; hay như sản phẩm cà phê Việt Nam đã được nhập khẩu và bán tại chuỗi siêu thị OK, chuỗi siêu thị bình dân rất được ưa chuộng tại Tokyo.

Cùng với sự đổi mới trong thị hiếu tiêu dùng, người dân Nhật Bản ngày càng quan tâm đến các sản phẩm chất lượng cao được nhập khẩu từ nước ngoài. Các sản phẩm nông thủy sản, thực phẩm của Việt Nam đang ngày càng xuất hiện phổ biến với đa dạng chủng loại trên các kệ hàng của các chuỗi siêu thị lớn tại Nhật Bản, như AEON, Donkihote, Itoyokado…

Xem thêm
Vinamilk trình bày về đột phá dinh dưỡng tại Diễn đàn Phát triển Châu Á 2025

Vinamilk là diễn giả duy nhất và đầu tiên đại diện Việt Nam được mời trình bày tại Hội nghị Phát triển Châu Á 2025 (Growth Asia Summit) tại Singapore từ ngày 15 đến 17/7/2025.

Bảo hiểm thất nghiệp: Lợi ích kép cho người lao động và doanh nghiệp

Bảo hiểm thất nghiệp không chỉ là ‘bệ đỡ’ an sinh cho người lao động lúc mất việc mà còn hỗ trợ doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

[Bài 5]: Gợi mở cho kinh tế tư nhân Việt Nam

Bên cạnh chính sách, nền nông nghiệp của một số quốc gia đã cất cánh nhờ biết đặt doanh nghiệp tư nhân làm hạt nhân kiến tạo chuỗi giá trị.

Thu thuế thương mại điện tử tăng gấp rưỡi so với cùng kỳ 2024

5 tháng đầu năm, thuế thu từ kinh tế số đạt gần 75.000 tỷ đồng, mức cao kỷ lục, phản ánh chuyển động mạnh trong giám sát dòng tiền trực tuyến.

Chuyển khoản bị treo 30 phút, ngân hàng phải báo cáo

Đây là một trong những nội dung đáng chú ý tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 15/2024/TT-NHNN.

Bình luận mới nhất