Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Bảy, 10/5/2025 3:43 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Không chủ quan trong phòng, chống bệnh dại

Nguy cơ lây lan bệnh dại trên đàn vật nuôi

Thứ Ba 07/11/2023 , 06:10 (GMT+7)

Tỷ lệ tiêm phòng đạt thấp khiến bệnh dại trên đàn chó, mèo tại tỉnh Bắc Kạn gia tăng, người dân lo lắng.

Sau khi xảy ra dịch, cơ quan chuyên môn đang tăng cường tiêm phòng dại trên đàn chó tại huyện Bạch Thông. Ảnh: Ngọc Tú. 

Sau khi xảy ra dịch, cơ quan chuyên môn đang tăng cường tiêm phòng dại trên đàn chó tại huyện Bạch Thông. Ảnh: Ngọc Tú. 

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bắc Kạn, từ đầu năm 2023 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 6 ổ dịch bệnh dại trên đàn vật nuôi. Bệnh dại xuất hiện tại 5 xã thuộc 3 huyện Chợ Đồn, Ngân Sơn và Bạch Thông, tổng số chó mắc bệnh, chết phải tiêu hủy 15 con.

Mới nhất, ngày 21/10 một gia đình tại thôn Nà Rào, xã Nguyên Phúc (huyện Bạch Thông) có đàn chó bị bệnh dại, con chó mắc bệnh cắn 4 người dân trong thôn.

Ngày 25/10, UBND huyện Bạch Thông công bố dịch bệnh dại động vật trên địa bàn xã Nguyên Phúc. Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện đã tiêu hủy đàn chó, phun khử khuẩn khu vực ổ dịch, điều tra dịch tễ người tiếp xúc, nguồn lây nhiễm tại gia đình và cộng đồng để điều trị dự phòng bệnh dại.

Tại huyện Bạch Thông, xã Cẩm Giàng cũng đang có ổ dịch bệnh dại trên đàn chó, ổ dịch này chưa qua 21 ngày không có ca bệnh mới phát sinh.

Ông Lăng Văn Thụy, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Bạch Thông cho biết, tổng đàn chó trên địa bàn huyện hơn 5.000 con, từ tháng 3 địa phương đã tiêm vacxin bệnh dại cho đàn chó, đến nay, tỷ lệ tiêm phòng đạt hơn 80% kế hoạch. Sau khi có dịch, trung tâm đã phối hợp với chính quyền địa phương lập phương án trường hợp dịch dại xảy ra trên diện rộng sẽ tiêu hủy tất cả chó, mèo mắc bệnh, nghi mắc bệnh và vật nuôi chưa tiêm phòng.

“Hiện nay, cơ quan chuyên môn đang gấp rút tiêm phòng bổ sung (những con chưa được tiêm) bao vây ổ dịch và vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm. Thú y viên cơ sở đang tăng cường kiểm tra, thăm nắm tình hình dịch bệnh, kịp thời có phương án tránh để dịch lây tránh lây lan diện rộng, hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra”, ông Thụy thông tin thêm.

Trong 6 ổ dịch tại tỉnh Bắc Kạn, đến nay xã Bằng Phúc (huyện Chợ Đồn), thị trấn Vân Tùng (huyện Ngân Sơn) đã công bố hết dịch, thị trấn Bằng Lũng (huyện Chợ Đồn) đã tái phát dịch lần 2.

Theo thống kê, tổng đàn chó, mèo tại tỉnh Bắc Kạn gần 51.000 con, tuy nhiên trong đợt cao điểm tiêm vaxin phòng dại năm 2023, tỉ lệ tiêm chỉ đạt khoảng 58% tổng đàn, đặc biệt một số xã khu vực vùng cao tỷ lệ tiêm phòng rất thấp.

Lo ngại nhất, tại hầu hết các địa phương, tình trạng chó thả rông, không rọ mõm còn phổ biến, gây nguy hiểm cho người dân khi tình hình dịch diễn biến phức tạp. Thả rông chó diễn ra nhiều năm qua nhưng chính quyền cơ sở chưa có giải pháp hữu hiệu để giảm tình trạng này.

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng thả rông chó diễn ra phổ biến cả ở nông thôn, thành thị. Ảnh: Ngọc Tú. 

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng thả rông chó diễn ra phổ biến cả ở nông thôn, thành thị. Ảnh: Ngọc Tú. 

Ông Đỗ Xuân Việt, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bắc Kạn cho biết, tại nhiều thôn, bản vùng cao địa bàn rộng, lực lượng thú y cơ sở mỏng, trong khi người dân nuôi chó chủ yếu thả rông nên việc tiêm phòng gặp rất nhiều khó khăn, tỷ lệ tiêm phòng thường đạt thấp.

Trong thời gian tới, cơ quan chuyên môn sẽ tiếp tục đợt tiêm phòng bổ sung. Chi cục đang phối hợp ngành y tế tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân trong việc tiếp xúc vật cảm nhiễm bệnh dại, nhất là với loài chó. Ngoài ra, các địa phương cũng cần tập trung tuyên truyền người dân phải rọ mõm khi thả rông chó, mỗi người cần biết giữ an toàn cho gia đình, cộng đồng.

Cơ quan chuyên môn khuyến cáo, để phòng ngừa bệnh dại, người nuôi chó, mèo phải tuân thủ việc đăng ký, xích nhốt, không thả rông, tiêm vacxin phòng bệnh dại đầy đủ. Những trường hợp bị chó, mèo cắn phải rửa sạch, sát trùng vết thương và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Dưa hấu được mùa, giá giảm nhưng nông dân vẫn lãi khá

ĐÀ NẴNG Nông dân Hòa Vang (Đà Nẵng) đang vào mùa thu hoạch dưa hấu chính vụ. Nhờ được mùa, năng suất cao nên dù giá giảm bà con vẫn lãi khá.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.