| Hotline: 0983.970.780

Người tạo nhiều giống dừa nhất Bến Tre

Thứ Sáu 09/01/2009 , 11:00 (GMT+7)

Về Bến Tre hỏi chị Nguyễn Thị Lệ Thủy, người gây dựng thương hiệu dừa Đồng Gò cho quê hương Đồng Khởi không ai là không biết.

Về Bến Tre hỏi chị Nguyễn Thị Lệ Thủy, PGĐ Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ, nguyên GĐ Trung tâm dừa Đồng Gò thuộc Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu, Bộ NN - PTNT, người gây dựng thương hiệu dừa Đồng Gò cho quê hương Đồng Khởi không ai là không biết.

Câu chuyện gây dựng thương hiệu dừa Đồng Gò của thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Thủy ngày nào như cứ theo dòng thời gian chảy ngược... Cô chào đời đúng vào mùng một Tết Mậu Thân (1968), cái năm mà chiến tranh phá đi cuộc sống yên bình của biết bao gia đình.

Có lẽ thế mà có lần mẹ mắng yêu con gái rằng, mày sinh ra vào cái năm khổ. Mới lên 5 tuổi Thủy đã tập tành đi gói kẹo cho lò kẹo dừa gần nhà. Thủy phải bươn chải quá sớm, thuở bé ngoài một buổi học là buổi ở ngoài bến xe thị xã rao bán bánh ú. Thủy học giỏi nhưng hành trang đến giảng đường đại học với chị thật gian nan, đến chiếc xe đạp đi học cũng không có. Ra trường, là kỹ sư thủy sản nhưng Thủy quá gầy, nặng có 35kg nên xin việc không đâu nhận. Cuối cùng Trung tâm dừa Đồng Gò nhận chị vào để... trồng sen dưới mương vườn dừa.

Thủy giỏi tiếng Anh. Năm 1994 có dự án của mạng lưới tài nguyên di truyền cây dừa thế giới (COGENT), chị được cử đi học, nghiên cứu về cây dừa. Tiến sĩ Pons Batugal điều phối viên quốc tế thấy Thủy chăm chỉ, chuyên cần, chịu khó, lại có chút vốn tiếng Anh nên ông đề xuất với Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu cho Thủy hưởng suất học bổng học thạc sĩ chuyên ngành dừa ở Philippin cùng với 9 sinh viên ở 9 nước khác.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Lệ Thủy - người xây dựng thương hiệu dừa Đồng Gò cho quê hương Đồng Khởi

Sau hơn 2 năm học nước ngoài, Thủy chính thức về Việt Nam nghiên cứu về cây dừa, với chức vụ Quyền giám đốc Trung tâm dừa Đồng Gò. Ngày đó nhắc tới dừa Đồng Gò là dân trồng dừa ngán ngẩm vì giống thoái hóa, năng suất thấp, lắm sâu bệnh. “Mỗi năm tôi quyết định đăng ký một đề tài cấp Bộ tạo 2 - 3 giống dừa mới. Bắt đầu cuộc săn lùng, tìm kiếm một số giống dừa trong dân có triển vọng như: xiêm xanh, xiêm lục, xiêm xanh ruột hồng... để cải thiện cho năng suất cao hơn, ra trái sớm. Nay thì trong lịch sử trồng dừa chưa từng có giống nào 18 tháng đã cho quả như như giống của Trung tâm"- chị nhớ lại. Tình cờ phát hiện giống dừa xiêm lục của anh Sơn ở huyện Châu Thành, Thủy đến làm lý lịch cây dừa cho anh, rồi chở đi đăng ký dự thi và kết quả đạt giải nhất.

Từng học tập ở Philippin, cái nôi của giống dừa sáp, nên Thủy trăn trở về tỷ lệ cây cho trái sáp, tỷ lệ giống cho cây sáp của giống dừa sáp ở Cầu Kè (Trà Vinh). Ở Philippin người ta đã nuôi cấy phôi dừa sáp để có đến 1/2 giống cho trái sáp và tỷ lệ trái sáp cũng cao. Từ đó chị thực hiện đề tài “gia tăng tỷ lệ trái sáp” bằng cách thụ phấn trợ lực và kết hợp kỹ thuật bón phân mang lại kết quả khả quan, tỷ lệ đậu trái tăng lên rõ rệt.

Kiến thức một thời đi giảng dạy ở các nước trong cộng đồng dừa về kỹ thuật chế biến đa dạng hóa sản phẩm qui mô gia đình; phát triển cộng đồng trồng dừa... giúp cô bé Thủy ngày nào mạnh dạn gây dựng thương hiệu dừa Đồng Gò. Ở Philippin từ năm thứ hai Thủy đã trở thành chuyên gia của COGENT. Ngày đó cô từng đến Đại học Colima (Mexico) nghiên cứu giúp họ đưa ra giải pháp cải thiện ngành công nghiệp dừa Mexico.

Giám đốc Trung tâm dừa Đồng Gò bắt đầu tính chuyện mua dừa về gây giống bán. Cách làm này gặp phải sự phản ứng, hoài nghi của một số người, bởi từ lâu chưa hề làm chuyện đó. Song đâu ai ngờ rằng nhu cầu mua dừa giống ngày một tăng, giá lại cao mà vẫn rất nhiều người tìm đến. “Giờ nhắc đến giống dừa Đồng Gò là dân tin liền. À, mà không như lúc trước đâu, muốn có giống phải đặt hàng trước, đưa tiền trước” - Thủy nói chắc nịch vậy. Đôi khi chợt nghĩ lại cô gái xứ dừa thở phào sau chuyện thương hiệu được gầy dựng trên 60 ha đất gò cằn, gò cỗi, thiếu nước, nhiễm phèn...

Thủy kể, lần đó giám đốc một Cty chuyên xây dựng biệt thự, các khu nghỉ dưỡng từ Sài Gòn xuống nằng nặc đòi mua cho được các cây dừa lùn tè mới cho trái là là mặt đất ngay trước mặt tiền nhà ở Trung tâm. Giải thích mãi về những bất tiện khó nhọc do phải bứng gốc, khó vận chuyển, thời gian hồi sinh lâu... cuối cùng vị giám đốc đồng ý mua dừa giống đã ươm trên một năm tuổi sau vườn. Dừa lùn bán giá 70 ngàn đồng/cây mà vị giám đốc vẫn vui vẻ, còn điều xe về Trung tâm rước hết chị em lên Sài Gòn vui chơi...

Thủy đã rời Trung tâm dừa Đồng Gò về làm Phó Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ Bến Tre tròn 1 năm nay song mỗi lần nhắc đến dừa Đồng Gò, nơi có nhiều giống dừa nhất Việt Nam là chị lại dào dạt cảm xúc.

Xem thêm
Thịt vịt suối xóm Nhàng da vàng như da gà

'Dù có bị bịt mắt nhưng em vẫn nhận ra được miếng thịt vịt suối xóm Nhàng, xã Kim Thượng', Hà Thị Yến, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn, người gốc Kim Thượng khẳng định.

Cá tra sạch bệnh nhờ thú y ‘bắt mạch’ từ con giống

ĐỒNG THÁP Với chuỗi quy trình thú y nghiêm ngặt và liên kết sản xuất chặt chẽ, Đồng Tháp đảm bảo cá tra sạch bệnh, an toàn thực phẩm từ khâu giống đến xuất khẩu.

Vải chín sớm Phương Nam giảm diện tích nhưng sản lượng tăng

QUẢNG NINH Do ảnh hưởng của bão và dự án đường ven sông nên diện tích trồng vải chín sớm Phương Nam năm nay giảm gần 100 ha. Bù lại, vải đậu quả sai hơn năm trước.

Sống chung với khô hạn: [Bài 1] Chuyển đổi cây trồng, 'thần tài' gõ cửa

Ninh Thuận là vùng đất thường xuyên thiếu nước tưới trong mùa khô, do vậy chuyển đổi cây trồng từ đất lúa kém hiệu quả sang cây trồng cạn là việc không thể không làm.

Khởi động dự án áp dụng giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng

CẦN THƠ Dự án nhằm phát triển các giải pháp phân hủy rơm rạ trên đồng ruộng, tăng cường sức khỏe đất và giảm phát thải trong canh tác lúa.

Nữ tỷ phú cá tra ở vùng đất Đồng Tháp Mười

Đồng Tháp Vượt qua khó khăn, bà Nguyễn Thị Lý trở thành tỷ phú nhờ liên kết doanh nghiệp và nguồn vốn hỗ trợ ngân hàng, xây dựng quy trình nuôi cá tra xuất khẩu.

Cách nào ngăn người dân vào rừng bẫy bắt, chăn thả gia súc?

Tỉnh Điện Biên cần phát triển các mô hình sinh kế thay thế, tăng cường theo dõi, giám sát cộng đồng nhằm giảm thiểu xung đột với công tác bảo tồn đa dạng sinh học.