| Hotline: 0983.970.780

Người Hà Nội sắm lễ ngày 'Táo quân chầu trời'

Thứ Ba 25/01/2022 , 11:56 (GMT+7)

Hà Nội Ngày 23 tháng Chạp năm nay vào ngày thứ Ba, do bận công việc nhiều người dân lựa chọn đến chợ Hàng Bè (Hoàn Kiếm) mua sắm lễ cúng ông Công ông Táo.

Chợ Hàng Bè không phải khu chợ chính mà chỉ là tập hợp các hàng thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn nằm trên mấy đoạn phố cổ Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên.

Chợ Hàng Bè không phải khu chợ chính mà chỉ là tập hợp các hàng thực phẩm, đồ ăn chế biến sẵn nằm trên mấy đoạn phố cổ Gia Ngư, Cầu Gỗ, Hàng Bè và ngõ Trung Yên.

Để phục vụ nhu cầu người dân nhiều cửa hàng bán thực phẩm chế biến sẵn tại chợ. Gà luộc sẵn ngoài yêu cầu chất lượng ngon còn phải đảm bảo trình bày đẹp mắt. Giá mỗi con gà luộc sẵn 1kg khoảng 230.000 đồng, đắt hơn mặt bằng chung nhưng rất đông khách.

Để phục vụ nhu cầu người dân nhiều cửa hàng bán thực phẩm chế biến sẵn tại chợ. Gà luộc sẵn ngoài yêu cầu chất lượng ngon còn phải đảm bảo trình bày đẹp mắt. Giá mỗi con gà luộc sẵn 1kg khoảng 230.000 đồng, đắt hơn mặt bằng chung nhưng rất đông khách.

Theo chủ một sạp hàng, sản phẩm gà ngậm hoa hồng được bán ở chợ này đã hơn 10 năm.

Theo chủ một sạp hàng, sản phẩm gà ngậm hoa hồng được bán ở chợ này đã hơn 10 năm.

Gà sau khi luộc được đặt thêm cành hồng, tỉa tót thêm lá để vừa mắt người mua.

Gà sau khi luộc được đặt thêm cành hồng, tỉa tót thêm lá để vừa mắt người mua.

'Mình mua gà ở đây 7 năm rồi. Gà ngậm hoa hồng để chưng cho mâm cúng ông Công ông Táo có hình thức đẹp, da gà không bị rách, tạo dáng trước khi luộc. Tại chợ này giá có hơi cao nhưng cả năm có một lần nên không vấn đề gì, miễn là mâm cúng rực rỡ là được', chị Đoàn Kim Liên (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

"Mình mua gà ở đây 7 năm rồi. Gà ngậm hoa hồng để chưng cho mâm cúng ông Công ông Táo có hình thức đẹp, da gà không bị rách, tạo dáng trước khi luộc. Tại chợ này giá có hơi cao nhưng cả năm có một lần nên không vấn đề gì, miễn là mâm cúng rực rỡ là được", chị Đoàn Kim Liên (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Vào ngày các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện duy nhất có thể đưa Táo Quân về trời. Bởi thế, vào ngày này, các gia đình đều cúng cá chép. Vào ngày các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Cá chép đỏ thường được người dân lựa chọn nhiều với giá 70.000 đồng/3 con.

Cá chép đỏ thường được người dân lựa chọn nhiều với giá 70.000 đồng/3 con.

Cô Trang (Hoàn Kiếm- Hà Nội) cho biết: 'Cá chép nên chọn những con mắt sáng, không bị tróc vây, bơi khoẻ vậy mới đạt tiêu chuẩn cúng lễ ông Công ông Táo'.

Cô Trang (Hoàn Kiếm- Hà Nội) cho biết: "Cá chép nên chọn những con mắt sáng, không bị tróc vây, bơi khoẻ vậy mới đạt tiêu chuẩn cúng lễ ông Công ông Táo".

Chợ Hàng Bè được ví von là 'chợ nhà giàu' do thực phẩm ở đây tươi ngon nhưng giá cao hơn hẳn những nơi khác.

Chợ Hàng Bè được ví von là "chợ nhà giàu" do thực phẩm ở đây tươi ngon nhưng giá cao hơn hẳn những nơi khác.

Theo một chủ kinh doanh đồ lễ trên phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) cho biết, dù năm nay dịch bệnh nhưng việc cúng lễ của người dân vẫn được duy trì tuy nhiên lượng khách mua giảm hơn so với mọi năm.

Theo một chủ kinh doanh đồ lễ trên phố Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) cho biết, dù năm nay dịch bệnh nhưng việc cúng lễ của người dân vẫn được duy trì tuy nhiên lượng khách mua giảm hơn so với mọi năm.

Đồ ăn làm sẵn ở đây cũng phong phú, tới nỗi nhiều người dân phố cổ Hà Nội chỉ mất hơn mười phút qua đây là sắm đủ mâm cúng lễ ngày Tết.

Đồ ăn làm sẵn ở đây cũng phong phú, tới nỗi nhiều người dân phố cổ Hà Nội chỉ mất hơn mười phút qua đây là sắm đủ mâm cúng lễ ngày Tết.

Theo lệ xưa, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt lại tiến hành nghi lễ cúng ông Công ông Táo long trọng với mong muốn gia đình được nhiều may mắn. Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời.

Theo lệ xưa, cứ đến ngày 23 tháng Chạp hàng năm, người Việt lại tiến hành nghi lễ cúng ông Công ông Táo long trọng với mong muốn gia đình được nhiều may mắn. Đặc biệt, trong ngày 23 tháng Chạp năm Tân Sửu, giờ Thìn là giờ Tốc hỷ, rất thích hợp để các gia đình tiến hành nghi lễ cúng tiễn Táo quân về trời.

Xem thêm
Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm đạt 3,3 tỷ USD

GS.TS Nguyễn Trung Việt giữ chức Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy lợi; Nắm vững kiến thức quốc phòng, an ninh trong bối cảnh mới; Trao tặng bồn chứa, máy lọc nước cho người dân ĐBSCL; Xuất khẩu thủy sản 4 tháng đạt 3,3 tỷ USD; Bắc Giang có 3 mã số vùng trồng đủ điều kiện xuất sang Hoa Kỳ; Việt Nam xuất khẩu gần 414.000 tấn cao su các loại; Triển vọng từ mô hình chăn nuôi gà sạch.

Ổn định dân cư Làng Nủ - Ngôi làng hạnh phúc

Hành trình ổn định dân cư ở Làng Nủ là minh chứng cho tinh thần đoàn kết, vượt khó và khát vọng vươn lên. Báo Nông nghiệp và Môi trường đã ghi lại câu chuyện này qua cuộc trò chuyện cùng các khách mời.

Cờ đỏ sao vàng 37m2 tung bay nơi cực Tây Tổ quốc

Lá cờ đỏ sao vàng chính thức tung bay trên Cột cờ A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên (nơi ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc).

Nỗi đau của đất: [Bài 4] Những chủ đất 'hồn Trương Ba, da hàng thịt'!?

Những nông trường thành lập trước năm 1990, các công ty cao su được thành lập sau có liên quan gì, và mục đích sử dụng đất nông nghiệp sau thu hồi của Tây Ninh?