Sản lượng vải thiều năm 2025 dự kiến đạt 303.000 tấn
Thứ Sáu 09/05/2025 , 13:10 (GMT+7)
Kiểm tra công tác phòng chống thiên tai tại Yên Bái; Sản lượng vải thiều năm 2025 dự kiến đạt 303.000 tấn; Sầu riêng giảm giá, nông dân miền Tây đổ ra đường bán lẻ; Xem xét cho phép xây công trình tạm ven sông.
Chiều ngày 8/5, Thứ trưởng Bộ NN-MT Nguyễn Hoàng Hiệp đã có chuyến thăm và làm việc tại Yên Bái. Tại đây, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp cùng các tổ chức quốc tế đã trao tiền hỗ trợ cho 67 hộ dân bị thiệt hại do bão Yagi ở xã Tân Hương, huyện Yên Bình. Nguồn kinh phí này nằm trong gói viện trợ nhằm giúp những hộ gia đình chịu thiệt hại nặng nề do bão thuộc diện hộ nghèo, hộ có người già, có trẻ em đi học hoặc bị mất nhà cửa và đất sản xuất. Tổng nguốn vốn hỗ trợ trên 200 triệu đồng, với các mức viện trợ từ 2,1 -3,5 triệu đồng tùy theo số nhân khẩu của các hộ dân.
Sầu riêngTại buổi trao hỗ trợ, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đã chia sẻ, động viên bà con. Thứ trưởng cho rằng, mặc dù số tiền hỗ trợ không lớn nhưng mong sẽ được sử dụng thông minh, hiệu quả, có thể dùng để mua dụng cụ dự trữ nước sạch, nông cụ sản xuất hoặc sửa chữa mái nhà để có thể yên tâm hơn trong mùa mưa bão sắp tới. Bên cạnh đó, mong muốn người dân tiếp tục nỗ lực lao động sản xuất, từng bước vượt qua khó khăn, ổn định cuộc sống lâu dài.
Tiếp đó, đoàn đã đến thăm hỏi, trao hỗ trợ cho gia đình bà Bùi Thị Tập, hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn phường Yên Ninh (thành phố Yên Bái), gia đình bà đã được UNDP hỗ trợ tái thiết nhà ở sau thiên tai.
Cũng trong chuyến công tác, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp và đoàn đã đi thực địa kiểm tra Dự án Kè chống sạt lở bờ sông Hồng khu vực thị trấn Cổ Phúc, huyện Trấn Yên.Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp đề nghị tỉnh Yên Bái tiếp tục chỉ đạo đơn vị chủ đầu tư và các đơn vị thi công tăng cường nhân lực, máy móc thiết bị thi công, lập biểu đồ tiến độ thi công chi tiết để đảm bảo vượt lũ tiểu mãn năm 2025 và phấn đấu thi công đảm bảo chất lượng công trình và hoàn thành toàn bộ dự án xong trước ngày 15/12/2025.
vải thiều
phòng chống thiên tai
Sầu riêng
Sản lượng vải thiều năm 2025 dự kiến đạt 303.000 tấn
Thực hiện: VIẾT DŨNG
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho biết vụ vải thiều 2025 được đánh giá là được mùa, sản lượng dự kiến đạt 303.000 tấn, tăng khoảng 30% so với năm 2024.
Sản lượng tăng do điều kiện thời tiết thuận lợi trong thời kỳ phân hóa mầm hoa, ra hoa, đậu quả và sinh vật gây hại được kiểm soát tốt.
Với sản lượng dự kiến trên thì Bắc Giang sẽ có 165.000 tấn, Hải Dương 60.000 tấn, Hưng Yên 22.000 tấn, Lạng Sơn 22.000 tấn, Đắk Lắk 21.000 tấn.
Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, thời gian thu hoạch vụ vải tương đối ngắn và khá tập trung, thông thường sẽ chia làm 2 giai đoạn: vải sớm (từ 20/5 đến 10/6), vải chính vụ (từ 10/6 đến 25/7).
Chính vì vậy, các công việc chuẩn bị cho thu hoạch, chế biến và tiêu thụ phải được thực hiện từ sớm mới đảm bảo cho vụ vải đạt thắng lợi.
Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật và các đơn vị chuyên môn đã có chỉ đạo từ đầu vụ để hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, giám sát an toàn thực phẩm, kiểm tra tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và giám sát dư lượng, kim loại nặng trên quả vải.
Sầu riêng giảm giá, nông dân miền Tây đổ ra đường bán lẻ
Thực hiện: VĂN VŨ
Hiện nay, tại nhiều tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Cần Thơ và Hậu Giang... giá sầu riêng đang giảm mạnh, chỉ còn từ 30.000 đến 40.000 đồng/kg, giảm từ 50.000 - 60.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là do thương lái ngừng thu mua, khiến nông dân không tiêu thụ được sản phẩm nên phải đem sầu riêng ra ven đường bán lẻ với mong muốn gỡ gạc chi phí đầu tư.Tình trạng này diễn ra phổ biến tại các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ, nơi bà con mang sầu riêng bày bán trực tiếp. Tuy nhiên, lượng người mua cũng không nhiều, khiến ngưòi dân vô càng lo lắng.Theo nhiều người dân, dù giá thấp nhưng vẫn không có đầu ra ổn định. Họ mong muốn có giải pháp lâu dài từ ngành chức năng và kêu gọi doanh nghiệp tham gia tiêu thụ sản phẩm để tránh tình trạng "được mùa mất giá" tái diễn.Hiện tại, ngành chức năng các tỉnh như Hậu Giang, Cần Thơ, Bến Tre...đang phối hợp với các bộ, ngành và liên hệ với nhiều doanh nghiệp chung tay hỗ trợ và liên kết với các htx và ngưòi trồng sầu trong việc tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, ngành chức năng còn vận động người dân đẩy mạnh bán hàng qua mạng xã hội, sàn thương mại điện tử để tìm đầu ra mới cho trái sầu riêng.
vải thiều
phòng chống thiên tai
Sầu riêng
Xem xét cho phép xây công trình tạm ven sông
Thực hiện: THÙY LINH
Trong dự thảo Nghị quyết Quy định về hình thức sử dụng, khai thác quỹ đất nông nghiệp tại bãi sông, bãi nổi ở tuyến sông có đê, TP Hà Nội đề xuất cho phép tổ chức, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp tại bãi nổi, bãi bồi ven sông được xây dựng một số công trình tạm. Để phục vụ sản xuất nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp kết hợp du lịch, giáo dục trải nghiệm; ưu tiên trồng các loại cây chịu úng, cây bản địa như hoa màu ngắn ngày, dược liệu, rau quả.
Người sử dụng đất được xây công trình như lán trại, sơ chế, khu sinh thái, trưng bày… từ 15 đến 100 m², tối đa 15% diện tích đất. Việc sử dụng phải có phương án được chính quyền phê duyệt, xây ngoài hành lang thoát lũ, không san lấp bãi và phải tự tháo dỡ khi hết thời hạn thuê.
Đây là bước đi quan trọng nhằm khai thác hiệu quả quỹ đất ven sông, đồng thời thúc đẩy phát triển nông nghiệp sinh thái và du lịch bền vững tại Hà Nội.