| Hotline: 0983.970.780

Người dân đổ xô bắt cá khủng dưới đập thủy điện Trị An

Thứ Hai 08/10/2018 , 13:37 (GMT+7)

Hàng nghìn người đổ về chân đập Trị An (Đồng Nai) để bắt cá khủng khi hồ thủy điện đóng đập tràn sau một tháng xả lũ.

8h sáng 8/10, nhiều người tràn xuống chân đập hồ Trị An rộng chừng 2.000 m2 giăng lưới, quăng chài, vợt và cả kích điện để bắt cá. Đây là hoạt động thường niên được người dân chờ đợi mỗi khi hồ thủy điện Trị An đóng đập xả lũ.
Sau khi hồ đóng đập, nhiều cá đặc sản hồ Trị An và sông Đồng Nai như lăng, trôi, tra, mè hoa... vẫn còn kẹt lại dưới chân đập, chưa kịp theo dòng nước về hạ lưu.
Con cá leo nặng khoảng 20 kg được nam thanh niên bắt trong một hốc đá. Được thương lái hỏi mua hơn gần hai triệu đồng nhưng anh không bán. "Tôi phải vật lộn cả chục phút mới bắt được nó", anh nói.
"Cá này chắc chắn là tôi đem về nhà ăn rồi. Một năm mới có một lần mà", người đàn ông nói.
Hai con cá rô phi dính chài được người dân đưa vào bao. Theo nhiều ngư dân có kinh nghiệm, mỗi lần đóng đập xả lũ, cá tra, trê, lóc, mè và rô phi... có rất nhiều. Nhiều con có trọng lớn cả mấy chục kg.
Ngoài việc đi một mình, nhiều người đi theo nhóm để phân công mỗi người mỗi việc. "Nhóm mình có hơn 10 người từ Biên Hòa lên. Tôi được phân công ngồi trông cá thôi. Cá bắt được thì đem bán, còn ít thì biếu người thân", anh Hưng vui vẻ nói.
Trong lúc lặn xuống bắt cá tra dính trong chài, ông Sang bị ngạnh đâm vào tay. "Bắt cá khủng không phải đơn giản, gặp nhiều hiểm nguy lắm, cái ngạnh này mà đâm vào tay có khi về sốt cả mấy ngày", ông Sang cho biết.
Con cá tra nặng gần 10 kg vừa được ông Sang chài được trong hốc đá. "Mỗi lần có cá lớn là chài rung lên, mình phải nhảy xuống nước mới bắt được nó. Còn không có thì mình bơi quanh mấy hốc đá là cá sẽ ra dính chài", ông Đặng Quang Sang nói.
Thương lái đưa xe tải đến thu mua cá với giá khá cao so với mọi năm: cá lăng giá 130.000 đến 150.000 đồng mỗi kg; cá mè 30.000 đến 50.000 đồng mỗi kg... Trong khi đó cá leo, cá tra khủng nặng hơn 10 kg có giá từ 800.000 đến 1,200.000 đồng.

(VnExpress)

Xem thêm
Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới

Bản tin NN&MT tối 22/7 mang đến những thông tin thời sự nổi bật; Gỡ vướng chính sách đất đai, khoáng sản: Đòn bẩy cho kỷ nguyên phát triển mới; KH&CN là nền tảng phát triển nông nghiệp và môi trường bền vững; Sau bão là mưa lớn, không thể chủ quan… Mời quý vị cùng theo dõi.

Tạo giá trị khác biệt đối với 4 cây trồng lợi thế: chuối, dứa, dừa, chanh dây.

Chương trình tọa đàm với sự tham dự của các diễn giả: Bà Nguyễn Thị Thanh Thủy, nguyên Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ NN-PTNT); Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ Tịch HĐQT Công ty CP Nafoods; Ông Phạm Quốc Liêm, Chủ tịch Công ty cổ phần nông nghiệp U&I (Unifarm); Bà Nguyễn Thị Kim Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Dừa Việt Nam; Ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam. Nhà báo Trần Cao, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp và Môi trường điều hành tọa đàm.

Nước lũ cuốn trôi cầu treo, cô lập bản Quạnh

Nghệ An Cầu treo bản Quạnh, xã Mường Quàng (Châu Thôn - Quế Phong cũ, Nghệ An) bị nước lũ tràn đứt cáp, cuốn trôi, bà con bản Quạnh đã bị nước lũ cô lập.

Câu chuyện con tôm, vùng đất, và giấc mơ liên kết

Tỉnh Cà Mau mới, nếu đặt con tôm vào trung tâm của liên kết, người dân vào trung tâm của chính sách, hệ sinh thái vào trung tâm của phát triển, thì con tôm ấy sẽ mang theo cả một niềm tin vươn ra thế giới.

Bình luận mới nhất