| Hotline: 0983.970.780

Ngăn chặn buôn lậu trâu, bò qua biên giới Lào, Campuchia

Thứ Tư 07/12/2022 , 10:08 (GMT+7)

Thời gian qua hiện tượng buôn lậu trâu, bò qua biên giới vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là khu vực biên giới với Lào và Campuchia.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các đơn vị và địa phương khẩn trương ngăn chặn buôn lậu trâu, bò qua biên giới Lào, Campuchia. Ảnh: MH.

Bộ NN-PTNT yêu cầu các đơn vị và địa phương khẩn trương ngăn chặn buôn lậu trâu, bò qua biên giới Lào, Campuchia. Ảnh: MH.

Bộ NN-PTNT cho biết, theo báo cáo của các cơ quan chuyên môn về thú y và phản ánh của các cơ quan truyền thông, thời gian qua hiện tượng buôn bán, vận chuyện trái phép trâu, bò qua biên giới miền trung và miền nam vào Việt Nam diễn ra khá phổ biến, phức tạp, đặc biệt là biên giới với Lào, Campuchia.

Hiện tượng này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm, lây lan các loại dịch bệnh nguy hiểm trên động vật như bệnh Lở mồm long móng (LMLM), Viêm da nổi cục (VDNC),… không bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm, có nguy cơ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước, sức khỏe người dân.

Để khẩn trương chấm dứt tình trạng nêu trên, Bộ NN-PTNT đã có văn bản gửi các địa phương yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở khu vực biên giới để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyện trái phép động vật, cụ thể là trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam.

Các địa phương cần bảo đảm sớm chấm dứt tình trạng nhập lậu, vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò vào Việt Nam tại các đường mòn, lối mở,…đặc biệt tại các vùng biên giới với các nước Lào, Campuchia.

Bộ giao giao các cơ quan chức năng của địa phương thành lập các chuyên án, điều tra, đấu tranh và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân buôn bán, vận chuyển trái phép trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vào Việt Nam.

Theo đó, trong trường hợp bắt được các lô hàng trâu, bò sản phẩm từ trâu, bò vận chuyển bất hợp pháp thì phải tiêu hủy theo quy định. Bộ cũng yêu cầu các địa phương chỉ đạo Ban chỉ đạo 389 cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương.

Ngoài ra, cần chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường các biện pháp kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển, buôn bán trái phép trâu, bò vào Việt Nam.

Với Cục Thú y, Bộ yêu cầu thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra tình trạng buôn bán, vận chuyển, giết mổ trâu, bò và tổ chức, chỉ đạo cơ quan chuyên môn về thú y triển khai giám sát dịch bệnh động vật, sử dụng chất cấm trên trâu, bò nhập khẩu và nghi nhập lậu trái phép vào Việt Nam.

Trong đó chú trọng kiểm tra lâm sàng, tổ chức lấy mẫu nước tiểu để kiểm tra nhanh việc sử dụng chất cấm đối với trâu, bò nhập khẩu. Trường hợp kiểm tra nhanh mẫu nước tiểu cho kết quả nghi ngờ hoặc dương tính, phải dừng ngay việc giết mổ và gửi mẫu đến Phòng thử nghiệm để xét nghiệm khẳng định, làm căn cứ xử lý theo quy định.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.